Thấy trẻ sơ sinh phun nước bọt, mẹ đừng chủ quan vì có thể con đang mắc căn bệnh nguy hiểm này
+ Bệnh cảm ở trẻ nhỏ:
Đây là một trong những chứng bệnh thường gặp nhất ở trẻ em. Trung bình mỗi năm, một bé dưới bảy tuổi sẽ bị cảm từ bảy đến mười lần, mỗi lần kéo dài từ một đến hai tuần.
Đối với trẻ nhỏ, triệu chứng này có thể đi kèm với rét run hoặc mệt mỏi do vi-rút. Ban có thể chờ một hai ngày, nếu các triệu chứng khác trở nên nặng hơn thì mới nên đưa bé đi khám bệnh. Bé sốt dưới 38 độ C thì không cần phải chữa trị, trừ khi bé có tiền sử co giật khi sốt. Nếu bé vẫn ăn ngủ tương đối tốt và vẫn còn vui vẻ chơi thì bạn chỉ cần chú ý quan sát bé.
+ Bệnh tiêu chảy:
Những trẻ mắc phải tiêu chảy, phần lớn là do vi-rút. Khi bệnh trở nặng và kéo dài, bé sẽ bị mất nước rất nguy hiểm nhưng bạn hoàn toàn có thể phòng tránh. Nếu trong vòng 1-2 tiếng đồng hồ mà bé đi cầu ra nước một lần hoặc đi suốt trong hơn tám tiếng, bạn cần phải đưa bé đi khám bác sĩ.
Nếu trẻ bị tiêu chảy ít hơn 6 lần một ngày, đã được uống nhiều nước và vẫn chịu chơi đùa, bạn có thể đợi thêm một hai ngày xem tình hình bé có đỡ không trước khi quyết định gọi cho bác sĩ. Tiếp tục cho bé ăn theo chế độ ăn cẩn thận thông thường, chỉ cần tránh các loại thức ăn chiên dầu mỡ hoặc thực phẩm có nhiều chất xơ như đậu hạt hoặc bông cải.
+ Vàng da sinh lý:
Thông thường, những ngày sau sinh, hồng cầu của trẻ sơ sinh bị vỡ, giải phóng ra các sắc tố mật gây nên hiện tượng vàng da. Ở trẻ sơ sinh đủ tháng vàng da xảy ra vào ngày thứ 4 – 5 sau sinh và chấm dứt vào ngày thứ 9 – 10 trở đi. Nước tiểu trẻ có màu vàng chứng tỏ có sự chuyển hóa bilirubin theo nước tiểu ra ngoài.
Đối với trẻ non tháng tình trạng vàng da kéo dài hơn. Vàng da sinh lý trẻ vẫn bú bình thường, tri giác của trẻ hoạt động linh hoạt.
+ Trọng lượng giảm:
Có rất nhiều trẻ nhỏ sau chào đời được 3 – 4 ngày, đôi khi đến ngày thứ 6 thì có thể trẻ giảm từ 6 – 10% so với lúc mới sinh. Nguyên nhân do thay đổi môi trường mới nên trẻ có sự thích nghi đồng thời da của trẻ mỏng nên có sự thoát nước từ da cùa trẻ.
Sau 2 tuần chăm sóc và bú đầy đủ trẻ sẽ lấy lại được cân nặng như ban đầu và bắt đầu tăng lên theo thời gian.
+ Nôn trớ:
Nôn là hiện tượng đẩy ngược các chất trong dạ dày qua miệng do các động tác gắng sức của cơ thể. Trớ xảy ra mỗi khi trẻ ăn no, sau mỗi lần rướn người hoặc thay đổi tư thế đột ngột.
Nguyên nhân gây nôn trớ ở trẻ sơ sinh là do dạ dày trẻ nằm ngang so với người lớn dạ dày nằm dọc, hai đầu của dạ dày có hai cơ thắt, đầu trên nối với thực quản gọi là cơ thắt tâm vị, đầu dưới nối với tá tràng là cơ thắt môn vị, đặc tính của cơ thắt là đóng kín để giúp cho thức ăn trong dạ dày tiêu hóa. Nhưng trong giai đoạn sơ sinh cơ thắt tâm vị đóng lỏng lẻo, trong khi đó cơ thắt môn vị đóng kín, chính điều này làm cho trẻ dễ bị nôn trớ.
+ Hắt hơi và nghẹt mũi:
Nguyên nhân gây ra hắt hơi và nghẹt mũi ở trẻ nhỏ bởi sự kích ứng, như khi trẻ hít phải khói thuốc lá, bụi bẩn (nên tránh quạt trần trong phòng của trẻ vì quạt trần dễ phát tán bụi từ chỗ này đến chỗ kia), không khí khô (đặc biệt trong mùa thu, đông).
Để tránh cho trẻ bị hắt hơi và nghẹt mũi, nên tránh những yếu tố gây kích ứng (lông động vật, khói thuốc lá, bụi bẩn), sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng, dùng thuốc nhỏ mũi hoặc hút mũi đúng cách.
+ Hiện tượng hạt kê:
Là những hạt nhỏ màu trắng đục nhô lên da, do sự ứ đọng của chất bã, hay gặp ở vùng trán, mũi, gò má, một số trẻ có thể xuất hiện ở bắp tay.
Các “hạt kê” này sẽ tự mất sau vài tuần lễ. Do vậy khi tắm cho trẻ sơ sinh, những chỗ này không nên kỳ cọ mạnh, ảnh hưởng đến da của bé.
+ Phát ban đỏ:
Có rất nhiều trẻ nhỏ, sau vài ngày sau khi chào đời, bé có thể xuất hiện những mảng ban, còn được gọi là “phát ban đỏ”. Những nốt ban trông hơi giống nốt muỗi cắn, có kèm theo đầu mủ màu trắng vàng trên mỗi nốt ban.
Ban thường nổi trên người bé nhưng cũng có khi chúng xuất hiện trên mặt, tay và chân. Những nốt ban này đến và đi trong vòng một thời gian ngắn nên bạn không cần lo lắng và cũng không cần phải điều trị cho bé.
+ Hăm tã:
Có nhiều lý do gây ra chứng hăm tã, nhưng thông thường nhất là do nước tiểu của bé hoặc phần “lưu trú” lâu trong tã do các mẹ ít thay tã, để cho tã bẩn tiếp xúc với da quá lâu và từ các dấu hiệu hăm, tấy đỏ, nếu để nguyên không chữa trị, lớp da trở nên căng bóng và có thể sinh ra mụn mủ.
Hy vọng với những thông tin trên đây sẽ giúp ích được nhiều cho các mẹ bầu nhé!