8 Loại Thực Phẩm Dễ Gây Dị Ứng Cho Bé Mẹ Cần Tránh

  5438

Nhiều bác sĩ nhi khoa quan tâm đến những phản ứng dị ứng đặc biệt nghiêm trọng với đậu phộng và sò hến

Khi bé bắt đầu tập ăn là một bước chuyển tiếp thú vị đối với quá trình nuôi dưỡng con cái của bất kỳ ông bố, bà mẹ nào. Từ đây rất nhiều thắc mắc và những mối quan tâm mới mẻ về việc lựa chọn thực phẩm cho bé cũng bắt đầu phát sinh. 

Nhận diện dần các loại thực phẩm gây dị ứng

Hãy cho con trẻ có thời gian từ từ thích nghi với từng loại thức ăn. Không nên cho bé ăn một lần quá nhiều loại vì rất có thể đó cũng là một nguyên nhân gây nên những phản ứng nghiêm trọng cho bé. 

Vấn đề chính không nằm ở loại thức ăn mới hay cách bạn thử cho bé ăn. Điều quan trọng ở đây là những thực phẩm bạn đang cho bé ăn phải tốt và đảm bảo cân đối dinh dưỡng. Nhiều bác sĩ nhi khoa quan tâm đến những phản ứng dị ứng đặc biệt nghiêm trọng với đậu phộng và sò hến vẫn đề nghị nên tiếp tục không cho trẻ ăn các loại thức ăn này cho đến khi trẻ được đến 3 tuổi. 

Họ khuyến cáo rằng: Không nên cho trẻ dưới một tuổi uống sữa bò nguyên chất là bởi lượng protein trong loại sữa này có thể ảnh hưởng đến đường ruột của trẻ. Tuy nhiên, yogurt và phô mai lại tốt, vì hàm lượng protein trong các sản phẩm bơ sữa này vừa đủ thấp và ít gây ra những vấn đề về dạ dày. 

Các bậc cha mẹ dù đã nghe đến tác dụng tuyệt vời của mật ong nhưng cũng nên kiên nhẫn đợi đến ít nhất là 1 năm hay theo một các nhà chuyên môn là 2 năm để thử cho bé ăn loại thực phẩm này, vì mật vốn là tác nhân gây ra chứng bệnh nghiêm trọng tiềm tàng gọi là ngộ độc thịt ở trẻ 

8 loại thực phẩm dễ gây dị ứng nhất 

Theo thống kê của các bác sĩ dinh dưỡng, hơn 160 loại thức ăn có khả năng gây dị ứng, nhưng 8 loại và nhóm thức ăn sau đây mới chính là thủ phạm của 90% các trường hợp dị ứng thức ăn. 

Sữa
Trứng
Đậu phộng (lạc)
Hạt (hạt óc chó hoặc hạt hạnh nhân)

Sò, hến
Nước tương
Lúa mì 

Những triệu chứng dị ứng thức ăn cần quan sát ở bé

Những triệu chứng dị ứng thức ăn thường xuất hiện ngay sau khi ăn chỉ trong vòng một vài phút đến vài giờ đồng hồ. Nếu bạn đang thử cho bé của mình ăn một loại thức ăn mới, hãy để mắt đến những triệu chứng sau:

Da ửng đỏ hoặc phát ban
Khuôn mặt, lưỡi, hoặc môi sưng lên
Ho hoặc thở khò khè
Ói mửa, tiêu chảy
Khó thở
Lơ mơ, mất tỉnh táo 

Xử lý dị ứng thức ăn ở trẻ

Học viện Nhi khoa Mỹ (AAP) khuyến cáo rằng trừ phi có một tiền sử nghiêm trọng về dị ứng thực phẩm trong gia đình, còn lại việc thử cho bé ăn dặm sau 6 tháng tuổi là lý tưởng nhất bởi lúc này hệ tiêu hóa của bé cũng đã dần hoàn thiện. 

Dị ứng nghiêm trọng: Khi gặp những triệu chứng dị ứng nghiêm trọng cần gọi ngay cho cấp cứu bởi vì các phản ứng trầm trọng là con đường nhanh nhất dẫn đến tử vong. 

Dị ứng thức ăn nhẹ: Nếu bạn gặp những triệu chứng dị ứng nhẹ, chẳng hạn như chỉ phát ban, ngứa…hãy liên lạc với bác sĩ nhi khoa để hẹn xét nghiệm dị ứng cho bé.  

Một khi đã xác định được những dị ứng cụ thể của trẻ, bác sĩ sẽ lên có những biện pháp kiểm soát dị ứng bắt đầu bằng cách loại trừ loại thức ăn nào đó trong chế độ ăn uống của bé. Một vài loại dị ứng sẽ biến mất sau một thời gian. Dị ứng với đậu phộng và sò hến có xu hướng tồn tại rất lâu trong khi dị ứng sữa và trứng sẽ biến mất nếu trẻ lớn thêm vài tuổi nữa.

+ Xem thêm:

TRÁI BƠ - SIÊU PHẨM SỐ 1 CHO BÉ ĂN DẶM

CÁC LOẠI RAU QUẢ TỐT CHO BÉ BẮT ĐẦU ĂN DẶM


Nguồn bài viết: wtt
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: