Mặc dù việc tiêm phòng cho bé là rất cần thiết nhưng nhiều bà mẹ sợ con đau và sốt sau khi tiêm nên rất ngại đưa con đi tiêm. Dưới đây là 7 bí quyết giảm đau cho bé sau khi tiêm phòng, mẹ có thể áp dụng.
1. Nhờ sự tư vấn của bác sĩ
Nếu trong lần tiêm phòng trước bé bị đau đớn, sốt và quấy khóc sau khi tiêm, thì trong lần tiêm kế tiếp bạn nên nhờ sự tư vấn của bác sĩ và chuẩn bị mọi thứ thật chu đáo để giúp bé giảm đau nhanh chóng.
2. Dùng gel hoặc kem gây tê để giảm đau cho bé
Để giảm đau cho bé, mẹ có thể hỏi ý kiến của bác sĩ về việc dùng gel hoặc kem gây tê để bôi vào chỗ tiêm của bé. Gel và kem gây tê sẽ đi xuyên qua da bé có tác dụng làm giảm đau sau khi tiêm phòng rất công hiệu.
Ngoài ra, những sản phẩm này đã được chứng minh là an toàn với trẻ sơ sinh. Cách dùng như sau, mẹ dùng một lượng gel/kem khoảng 1g bôi lên chỗ tiêm của bé 60 phút trước khi tiêm để thuốc phát huy tác dụng.
3. Cho bé uống nước đường
Nước đường hoàn toàn vô hại với trẻ nhỏ. Ngoài ra, nước đường còn có tác dụng giảm đau rất tốt. Vì thế, mẹ dùng một chút đường trắng pha với nước sôi để nguội và cho bé uống trước giờ khi tiêm từ 1-2 phút.
Mẹ có thể dùng ống tiêm bơm nước đường vào hai bên miệng và nướu hoặc dùng núm vú giả nhúng vào nước đường rồi cho bé ngậm. Cách này cũng giúp giảm đau đớn cho bé khi tiêm.
4. Cho bé bú
Trước và sau khi tiêm mẹ nên cho bé bú sữa mẹ, hương thơm ngọt ngào từ sữa mẹ sẽ khiến bé quên đi đau đớn và dễ chịu hơn. Còn nếu bé ăn sữa ngoài mẹ có thể cho bé ngậm núm vú giả cũng tốt.
5. Ôm ấp bé
Trước và sau khi tiêm mẹ nên ôm ấp bé ở tư thế đứng thẳng, để an toàn mẹ nên ngồi trên ghế và ôm bé để tránh bị ngã làm bé hoảng sợ. Bên cạnh đó, liên tục vỗ về và trò chuyện nhẹ nhàng với bé để giúp bé bình tĩnh và quên đi đau đớn.
6. Trò chuyện với bé
Nhiều bà mẹ sợ con đau nên khi bé bắt đầu tiêm cũng tỏ ra lo lắng, hoảng sợ. Nếu mẹ không giữ bình tĩnh sẽ khiến trẻ lo sợ và bất an hơn mà thôi. Cách tốt nhất là vẫn trò chuyện bình thường với bé. Nếu bạn quá lo lắng hãy hít thở thật chậm và ôm bé vào lòng.
7. Đánh lạc hướng bé
Để giúp bé quên đi đau đớn mẹ có thể đánh lạc hướng bé bằng cách ca hát, trêu đùa hoặc dùng đồ chơi có màu sắc và âm thanh vui nhộn. Hoặc nếu cần thiết có thể cho bé cầm điện thoại của mẹ. Những hình ảnh vui mắt trong điện thoại sẽ giúp bé quên đi đau đớn rất hiệu quả đấy.
+ Xem thêm:
LỊCH TIÊM CHỦNG MỚI NHẤT THEO CHƯƠNG TRÌNH TCMR CÁC MẸ ĐỪNG QUÊN NHÉ
LỢI ÍCH PHÒNG BỆNH LÊN TỚI 90% CỦA VIỆC TIÊM NGỪA CHO BÉ MẸ NÀO CŨNG NÊN BIẾT