1. Phản ứng tại chỗ
Những phản ứng này luôn xảy ra sau khi trẻ được tiêm phòng.
Trẻ quấy khóc: do bị tiêm đau nên trẻ sẽ khó chịu và quấy khóc. Thường cảm giác đau kéo dài từ vài giờ đến vài ngày.
Nổi cục ở da: Một số cục nhỏ bằng hạt đậu có thể nổi lên da của trẻ sau khi tiêm. Hoặc trẻ có thể bị viêm tấy đỏ nơi tiêm phòng. Thường chúng tồn tại khoảng nhiều nhất là 3 tuần sẽ tan đi.
Trẻ bị mẩn ngứa: Khoảng 5% đến 10% trẻ sẽ bị mẩn ngứa ở nơi tiêm phòng, kéo dài gần 1 tuần và sau đó sẽ tự khỏi.
2. Phản ứng ngoài da
2 - 10% trẻ tiêm phòng bệnh sởi sẽ bị ngứa toàn thân hay nổi mề đay. Trẻ cũng có thể bị phát ban đỏ. Các phản ứng ngoài da này kéo dài khoảng 3 đến 6 ngày và thường gặp ở những trẻ dễ bị dị ứng.
Thường thì bệnh tự khỏi nhưng nếu trẻ cảm thấy quá khó chịu thì nên đến bác sĩ để kê đơn thuốc chống dị ứng.
3. Hội chứng "rên la kéo dài"
Khoảng 3% trẻ ở khoảng 3 đến 6 tháng tuổi có thể sẽ rên hay hét to lên sau khi tiêm phòng chừng 6 - 10 tiếng đồng hồ. Phản ứng là do ảnh hưởng của thuốc lên thần kinh của trẻ, không có biến chứng gì nguy hiểm. Tình trạng này không cần can thiệp nhưng nếu gia đình quá bất an thì bác sĩ sẽ cho trẻ dùng thuốc an thần để làm bạn yên tâm.
Sự rên la này có thể xảy ra ở khoảng dưới 3% số trẻ tiêm phòng
4. Tai biến thần kinh
Sau khi tiêm phòng bệnh ho gà trẻ có thể bị co giật và sốt cao. Đây là biểu hiện đáng lo ngại của tai biến thần kinh do thuốc gây ra. Cơn co giật xuất hiện không ổn định, thường từ 30 phút đến 30 ngày sau khi tiêm.
Tỉ lệ trẻ bị tại biến là 6/1.000 và thường rơi vào những trẻ đã xuất hiện các cơn co giật trước đó. Một số rất ít trẻ có tiền sử co giật cũng có thể bị mắc bệnh não khi tiêm phòng ho gà. Biểu hiện thường thấy như hôn mê, nôn ói, co giật… và có để lại di chứng sau này. Tỉ lệ trẻ tai biến thần kinh não là 1/ 1.000.000 trường hợp.
5. Viêm hạch
Vắc xin phòng lao (BCG) có thể gây ra nổi hạch ở nách ở một số trẻ. Hạch xuất hiện sau khoảng 3 đến 5 tuần sau khi tiêm, dạng hạch hóa mủ hay chỉ là hạch bình thường.
Nổi hạch bình thường to bằng hột đâu phộng, cộm cứng, không có mủ, sưng kéo dài trong một tháng sau đó tự biến mất. 6-12% trẻ bị sưng hạch dạng này và thường hạch không gây ra đau đớn hay biến chứng gì.
Hạch mủ thì sưng to dần, kích thước bất thường có khi bằng một trái chanh, mềm nhũng vì có mủ ở bên trong. Hạch khi phát triển hết cỡ thì tự vỡ chảy mủ, vệ sinh sạch sẽ thì tự khỏi. Một số trường hợp bất thường cần can thiệp mổ lấy mủ và vệ sinh để lành lại. Chỉ có khoảng 0,1 đến 4,3 % trẻ tiêm phòng lao có nguy cơ mắc triệu chứng này.
Phản ứng nổi hạch sau khi tiêm phòng không gây giảm tác dụng phòng ngừa của thuốc. Trẻ bị nổi hạch cũng sẽ phát triển bình thường. Tuy nhiên, trẻ có thể gặp biến chứng khi tiêm phòng một số loại vắc xin khác như sởi.
6. Phản ứng toàn thân
Sốt là phản ứng toàn thân hay gặp nhất. Trong vòng vài giờ hoặc 1 ngày sau khi tiêm vắc xin trẻ có thể bị sốt nhẹ hoặc sốt cao trên 39 độ C. Trẻ khó chịu trong người và quấy khóc, vật vã và có thể cảm thấy nhức đầu. Một số vắc xin dễ gây ra phản ứng sốt là thương hàn, ho gà.
Sốt là phản ứng thường gặp nhất sau khi tiêm phòng
Một số bệnh như sởi và quai bị thì trẻ có thể bị sốt sau 5 đến 12 ngày sau tiêm.
Thường các triệu chứng sốt đều tự khỏi sau khoảng 2 ngày. Nếu trẻ sốt quá cao thì mới cần dùng thuốc hạ nhiệt cho trẻ.
+ Xem thêm:
MẸ HÃY ÁP DỤNG NHỮNG CÁCH SAU ĐỂ BÉ KHÔNG ĐAU KHI CHÍCH NGỪA NHÉ
ĐỂ CON CHÍCH NGỪA KHÔNG ỐM MẸ LƯU Ý 9 ĐIỀU SAU NHÉ