Trẻ thấp còi là một trong những lo lắng của nhiều cha mẹ, nhưng ít cha mẹ biết rằng, việc chăm sóc trẻ hàng ngày không đúng cách dẫn tới con bị thấp còi so với bạn bè.
1. Để trẻ ngủ dậy quá muộn
Thời gian buổi sáng lý tưởng nhất cho trẻ dậy là 6 giờ sáng, nhưng ít cha mẹ nào thực hiện và còn tìm mọi cách giúp trẻ ngủ nướng thêm vài tiếng nữa. Điều này chính là nguyên nhân khiến trẻ không được tắm nắng buổi sáng, hạn chế hấp thu vitamin D.
Vitamin D là một trong những yếu tố giúp chuyển hóa canxi dễ dàng trong cơ thể và giúp trẻ cao lớn mỗi ngày, thiếu vitamin D, trẻ sẽ khó hấp thu canxi, vì vậy mà trẻ còi xương, nhẹ cân.
2. Mẹ không bổ sung canxi, vitamin D đủ trong thai kỳ
Việc bổ sung canxi và vitamin D đầy đủ trong thai kỳ cũng là nguyên nhân phổ biến khiến con không nhận đủ canxi từ bào thai. Việc thiếu hụt canxi từ bào thai có thể khiến con bị nhẹ cân, sinh non và thấp còi khi sinh ra.
3. Cho trẻ ăn ít dầu ăn
Nhiều cha mẹ không dám cho trẻ ăn nhiều dầu ăn vì sợ trẻ sẽ bị đau bụng khó tiêu, tuy nhiên, đây lại là sai lầm nghiêm trọng khiến con không thể nhận đủ canxi, vì vitamin D sẽ tan trong dầu, nhờ vậy trẻ mới dễ dàng hấp thu canxi được.
4. Trẻ béo phì
Việc không kiểm soát cân nặng của trẻ khiến con bị béo phì cũng là nguy cơ con bị còi xương. Nhiều mẹ thắc mắc, béo phì sao có thể còi xương? Tuy nhiên, theo các bác sĩ, béo phì càng có nguy cơ còi xương cao vì trẻ thường chỉ thích ăn các thực phẩm nhiều đạm và bỏ qua rất nhiều thực phẩm chứa canxi. Trẻ béo nhưng không khỏe và năng lượng trẻ nạp vào cơ thể là năng lượng "rỗng".
5. Để con tiêu chảy nhiều
Một số cha mẹ chủ quan trong việc chế biến thực phẩm cho trẻ nên cho trẻ ăn thực phẩm chưa chín kỹ, thực phẩm nướng tái sống, thực phẩm không vệ sinh khiến trẻ có nguy cơ bị tiêu chảy kéo dài. Tiêu chảy thường xuyên khiến trẻ chán ăn, mệt mỏi, cơ thể suy nhược, không thể hấp thu được nhiều dinh dưỡng, trong đó có canxi.
+ Xem thêm:
MÁCH MẸ 4 CÁCH TRỊ CÒI XƯƠNG CHO BÉ YÊU
CHẾ ĐỘ ĂN CHO BÉ CÒI XƯƠNG SUY DINH DƯỠNG