5 Mẹo Chữa Tắt Tia Sữa Dân Gian Cho mẹ Sau Sinh

  10433

Tắt tia sữa nếu diễn ra thường xuyên và không chữa trị có thể khiến mẹ trầm cảm, áp xe vú, viêm tắc tuyến sữa.

Tình trạng tắc tia sữa khá phổ biến đối với các mẹ sau sinh. Nếu diễn ra thường xuyên và không chữa trị có thể khiến mẹ trầm cảm, áp xe vú, viêm tắc tuyến sữa.

Theo Đông y, nguyên nhân gây tắc tia sữa do thấp nhiệt, máu huyết lưu thông kém làm tuyến sữa bị ách tắc gây đau đớn khiến mẹ không ăn không ngủ được, bị sốt nhẹ… còn bé không có sữa mẹ để bú còi cọc, suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém.

Tắc sữa sau sinh thường xuyên có thể dẫn đến viêm nhiễm tuyến vú, áp xe vú. Ảnh minh họa từ internet

Do vậy, khi phát hiện mình bị tắc tuyến sữa, các mẹ cần nhanh chóng tìm cách khơi thông dòng sữa ngay. Ngoài cách dùng máy hút sữa, đến bệnh viện nhờ bác sĩ thăm khám các mẹ có thể chữa tắc tia sữa bằng các loại lá cực dễ tìm như sau:

Lá đinh lăng

Bài thuốc 1: Dùng 40g rễ đinh lăng, 3 lát gừng tươi, 500ml nước sắc còn khoảng 250ml, chia uống 2 lần trong ngày. Lưu ý uống nước lá ngay khi còn nóng, uống liên tục trong 1 – 2 ngày sẽ thấy hiệu quả.

Bài thuốc 2: 1 nắm lá đinh lăng tươi, rửa sạch, sao vàng và nấu nước uống trong ngày. Uống khi còn ấm, liên tục trong 2 ngày.

Lá bồ công anh

Bồ công anh còn có tên gọi khác như: rau bồ cóc, diếp dại, rau bao… Đặc biểm: cây nhỏ, mọc thẳng, hoa vàng hoặc tím, lá có nhiều răng cưa.

Cách chữa viêm tắc tia sữa bằng lá bồ công anh như sau:

100g lá bồ công anh tươi, rửa sạch, xay nhuyễn nấu với 150ml nước. Dùng nước lá bồ công anh như trà, uống liên tục trong 5 ngày. Để phát huy tác dụng nên uống khi nước lá còn ấm nóng. Phần bã còn lại dùng đắp ngực, đắp khi còn nóng có tác dụng chữa đau nhức tuyến vú.

Lá mít

Chọn 18 lá mít thật to, hơ thật nóng, đặt mỗi bên ngực 9 lá (lưu ý đặt lên vùng ngực căng cứng nhất). Sau đó dùng tay xoa bóp nhẹ nhàng, ấn từ trên xuống dưới cho đến khi có sữa chảy ra. Làm liên tục trong 3 ngày, tuyến sữa sẽ được thông tắc hoàn toàn.

Dùng lá mít hơ nóng, đặt lên vùng nào cứng nhất (mỗi bên bầu vú chín lá mít). Tiếp đó, dùng tay xoa bóp, ấn mạnh từ trên xuống dưới. Khi thấy sữa chảy ra, cho bé bú liền. Làm liên tục ở những ngày sau là sữa thông hoàn toàn.

Ngoài chữa tắc tia sữa cho mẹ, dân gian cũng dùng lá mít để chữa tưa lưỡi cho trẻ em, chữa bệnh tiểu cặn trắng ở trẻ, chữa hen suyễn, mụn nhọt…

Ngoài chữa tắc tia sữa, lá mít còn được dùng để chữa tưa lưỡi cho trẻ em
Lá bắp cải

Không chỉ dùng để ăn, lá bắp cải còn được biết đến là loại lá chữa viêm tắc tuyến sữa hiệu quả cho mẹ sau sinh.

Theo đó nếu mẹ bị cương cứng vú, đau nhức, sốt nhẹ… hãy lấy lá bắp cải rửa sạch, để ráo nước, hơ thật nóng trên lửa rồi đắp trực tiếp lên ngực (nếu sợ nóng mẹ có thể đắp lên ngực một lớp khăn rồi đến lá bắp cải). Vừa đắp lá vừa dùng tay day day lên vùng ngực căng cứng. Khi lá bắp cải bớt nóng, hơ tiếp lá khác đắp lên đến khi sữa chảy ra.

Hoặc mẹ cũng có thể làm theo cách sau: Lá bắp cải mua về tách riêng từng lá, rửa sạch, để thật ráo nước cho vào tủ lạnh. Sau khi lá đã đủ lạnh, mẹ cắt bớt gân nổi trên lá, quấn quanh đầu ngực, nhớ để hở đầu ti nhé. Thay lá 30 phút/lần, khi sữa bắt đầu chảy thì ngưng. Tuy nhiên lạm dụng cách này có thể làm giảm tiết sữa.

Lá tía tô

Dùng một nắm lá tía tô, lá và ngọn rau dừa nước rửa sạch, giã nhỏ, đắp trực tiếp lên bầu ngực sau đó băng ngực thật chặt lại cho đến kia sữa chảy ra.


Lá tía tô cũng có tác dụng trong việc chữa tắc tia sữa ở mẹ sau sinh

Trên là những mẹo chữa tắc tia sữa hiệu quả bằng các loại lá được lưu truyền trong dân gian mà nhiều mẹ đã áp dụng thành công. Tuy nhiên mẹ cũng lưu ý tránh để hiện tượng này diễn ra thường xuyên dễ khiến mẹ bị stress, viêm tắc tuyến sữa... Để phòng tránh tắc tia sữa mẹ hãy tuân thủ những điều sau:

- Cho bé bú thường xuyên, từ 10 – 12 lần/ngày

- Cho bé bú cả hai vú, bú 15 phút ở vú này xong chuyển qua vú kia

- Thay đổi tư thế bú để tăng tiết sữa

- Mẹ nên ăn uống, ngủ nghỉ điều độ để tránh mất sức, căng thẳng

- Vệ sinh sạch sẽ đầu vú trước và sau khi cho con bú

- Không nên ăn quá nhiều gia vị cay, uống thức uống có cồn, cafein làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa.

Chúc các mẹ thành công!

+ Xem thêm:

10 BÍ QUYẾT GIÚP MẸ CÓ NHIỀU SỮA CHO BÉ BÚ

TRẺ UỐNG BAO NHIÊU SỮA MỖI NGÀY LÀ ĐỦ?


Nguồn bài viết: webtretho
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: