Dấu hiệu không khỏe của bé được biểu hiện đầu tiên bằng cơn sốt. Các nguyên nhân như nhiễm trùng, vi khuẩn hoặc virut có thể khiến nhiệt độ cơ thể bé tăng lên.
Nhiệt độ của cơ thể bình thường là từ 36,5 đến 37,5 độ C. Bất kỳ dấu hiệu nhiệt độ cơ thể tăng trên 38,5 độ C được xem là sốt cao. Và nếu vượt quá 42 độ C, vấn đề trở nên nghiêm trọng và nhiều khả năng gây tổn thương não bộ nếu không có biện pháp xử lý kịp thời.
Tiến sĩ Rajeev Ramachandran, chuyên gia tư vấn tại Phòng Tổng quát Nhi và Trẻ thành niên, thuộc Bệnh viện Đại học Y Quốc gia, Hoa Kỳ chỉ ra rằng hầu hết cơn sốt do nhiễm trùng thông thường thì hiếm khi nhiệt độ đạt tới 41 độ C. Vậy nên, nếu con của bạn dưới 3 tháng tuổi và bị sốt cao, bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Rất có thể đây là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm trùng nặng.
Tiến sĩ Ramachandran giải thích thêm: “Hầu hết các bác sĩ sẽ cho trẻ tiến hành các xét nghiệm máu, nước tiểu, dò tủy sống”. Xét nghiệm này thường được yêu cầu thực hiện với các bé dưới 1 tháng tuổi và có biểu hiện sốt.
Tuy nhiên, bất kể độ tuổi nào, sốt dai dẳng là một nguyên nhân đáng lo ngại. Hãy đưa con đến gặp bác sĩ để kiểm tra càng sớm càng tốt.
Dưới đây là một số biện pháp giúp trẻ hạ sốt không cần dùng đến thuốc mà bố mẹ có thể tham khảo, tất nhiên chỉ sử dụng những biện pháp này trong trường hợp trẻ sốt không quá cao và kéo dài liên tục.
1. Chườm khăn ấm lên trán
Ngâm khăn mặt vào nước ấm khoảng từ 32 – 35 độ C. Sau đó, vắt khăn và chườm lên trán của con trong vòng vài phút. Khi khăn khô dần, tiếp tục ngâm nước và chườm lại lên trán cho đến khi nhiệt độ cơ thể trẻ có dấu hiệu giảm. Đo nhiệt độ của con 5 phút 1 lần để theo dõi tình hình.
Chườm khăn ấm giúp nhiệt độ cơ thể trẻ giảm dần, hạ sốt.
2. Bổ sung nước
"Nếu con bạn dưới 6 tháng tuổi thì chỉ cần cho bé bú đều đặn để cung cấp nước cho cơ thể bé. Lý do là bởi 88% sữa mẹ là nước. Mẹ nên tăng cường cho bé bú để giảm tình trạng mất nước”, Tiến sĩ Ramachandran giải thích. Đối với trẻ lớn hơn, có thể cho bé uống các loại sinh tố, nước ép trái cây.
3. Lau người hoặc tắm nước ấm
Có thể áp dụng biện pháp lau người bằng khăn ấm hoặc tắm nước ấm cho trẻ để hạ sốt. Nếu tắm cho bé, giữ nhiệt độ bồn tắm duy trì từ 32 – 35 độ C. Tuyệt đối không được sử dụng nước lạnh để tắm cho trẻ đang sốt. Nhiều người cho rằng tắm nước lạnh có thể làm cơ thể trẻ hạ nhiệt nhanh hơn, nhưng sự thật thì nước lạnh có thể khiến nhiệt độ cơ thể trẻ giảm đột ngột dẫn đến nguy cơ bị sốc cao.
4. Mặc quần áo thông thoáng
Nơi cởi bỏ bớt quần áo cho trẻ và đảm bảo không gian nơi trẻ nằm thoáng mát (Ảnh minh họa).
Khi trẻ bị sốt không nên cho trẻ mặc quần áo với chất liệu cotton pha hoặc vải polyester. Các loại vải cotton nguyên chất sẽ có tác dụng tốt hơn trong việc làm mát cơ thể vì các sợi tự nhiên có thể làm không khí lưu thông tốt.
5. Mở cửa sổ hoặc bật quạt cho thoáng gió
Khi trẻ bị sốt, nên bật quạt quay với tốc độ thấp để lưu thông không khí trong căn phòng. Càng đắp chăn, đóng cửa kín mít càng khiến căn phòng bí bách và kín gió dẫn đến thân nhiệt trẻ càng tăng cao. Khi nhiệt độ cơ thể trẻ lên đến đỉnh điểm sẽ càng xuất hiện tình trạng co giật, tím tái. Các chuyên gia cũng lưu ý thêm việc tạo môi trường, không khí thông thoáng rất quan trọng trong việc thoát nhiệt của cơ thể, làm cơn sốt tan biến, thậm chí trẻ không cần phải dùng thuốc.
+ Xem thêm:
Hạ Sốt Cho Bé Ngay Lập Tức Bằng Phương Pháp Đặc Biệt Này
Mách Mẹ Phương Pháp Hạ Sốt Cho Bé Trong Vòng Không Cần Dùng Thuốc