4 Nguyên Nhân Khiến Trẻ Sinh Sinh Giật Mình Khóc Thét Giữa Đêm

  21357

Nhiều trẻ sơ sinh hay giật mình khi ngủ chỉ là do thiếu canxi hoặc đơn giản vì chưa quen với nhịp sinh học mới mà thôi. Mặc dù vậy, cũng không thể loại trừ những nguyên nhân bệnh lý mà bố mẹ cần phải can thiệp sớm nhé!

Các mẹ có gặp tình trạng trình sơ sinh hay giật mình khi ngủ chưa? Nếu đây là điều đang làm mẹ đau đầu thì hãy tìm hiểu kỹ những thông tin dưới đây nhé!

Có đến 50% trẻ sơ sinh hay bị giật mình khi ngủ

Theo thống kê, có đến 50% trẻ sơ sinh hay bị giật mình khi ngủ. Một số bé còn có dấu hiệu vặn mình đến đỏ người và thậm chí khóc quấy. Điều này khiến cuộc sống của mẹ sau sinh sẽ càng thêm mệt mỏi vì chuyện chăm sóc trẻ sơ sinh vốn dĩ đã không hề đơn giản. Tuy nhiên, các mẹ chớ vội lo lắng thái quá. Nhiều trẻ sơ sinh hay giật mình khi ngủ chỉ là do thiếu canxi hoặc đơn giản vì chưa quen với nhịp sinh học mới mà thôi. Mặc dù vậy, cũng không thể loại trừ những nguyên nhân bệnh lý mà bố mẹ cần phải can thiệp sớm nhé!

Vì sao trẻ sơ sinh hay giật mình khi ngủ?

Ngoài nguyên nhân thông thường như đèn ngủ quá sáng hoặc bé chưa thích nghi với giấc ngủ đêm thì những nguyên nhân sau có thể khiến trẻ sơ sinh giật mình khi ngủ:

Bé bị trào ngược dạ dày thực quản hoặc bị đầy hơi, khó tiêu… sẽ rất khó chịu và rất dễ giật mình dậy giữa đêm. Với những bé này, nếu trào ngược không được bố mẹ để mắt đến sẽ rất dễ bị sặc ngược. Do đó, tốt nhất sau khi cho bé bú, nên bế bé thẳng và nghỉ ngơi 15 phút trước khi nằm vào nôi trở lại. Hoặc có thể vỗ lưng để giúp bé ợ hơi, tránh khí dư làm bụng bé ọc ạch và trào ngược.

Nếu trẻ sơ sinh hay giật mình khi ngủ và có kèm tiếng la hét, khóc lóc thì có nhiều khả năng bé vừa gặp ác mộng

Ác mộng cũng có thể xảy đến với trẻ nhỏ: Nếu trẻ sơ sinh hay giật mình khi ngủ và có kèm tiếng la hét, khóc lóc thì có nhiều khả năng bé vừa gặp ác mộng. Tuy nhiên, lắm lúc đó chỉ là hội chứng sợ đêm vô hại ở một số bé. Hội chứng này xuất hiện sau vài tiếng khi trẻ ngủ và khiến các bé dù thức giấc nhưng không hẳn tỉnh táo. Nhưng bố mẹ đừng quá lo vì hội chứng này chỉ phổ biến ở trẻ mẫu giáo thôi nhé!

Trẻ giật mình khi ngủ do thiếu canxi: Trẻ còi xương do thiếu canxi với các dấu hiệu như chậm mọc răng, ra mồ hôi trộm, rụng tóc vành khăn… cũng là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay giật mình khi ngủ. Cách khắc phục tốt nhất là cho trẻ tắm nắng và bổ sung vitamin D theo hướng dẫn của bác sĩ.

Bất thường về chức năng não: Dù hiếm nhưng giật mình nhiều cũng có thể là dấu hiệu bất thường của não bộ. Với trường hợp này, cần phải có những bài kiểm tra y tế chuyên môn mới có thể chẩn đoán chính xác.

Ngoài ra, các bé bị viêm họng, viêm tai giữa, giun kim hoặc côn trùng cắn gây bứt rứt trong người cũng rất khó ngủ và có thể thức dậy giữa đêm khóc quấy.

Xử lý ra sao khi trẻ sơ sinh hay giật mình khi ngủ?

Khi trẻ sơ sinh hay giật mình khi ngủ hoặc ngủ không ngon giấc sẽ rất khó phát triển tốt cả về trọng lượng, chiều cao và trí não. Do đó, để khắc phục tình trạng này, bố mẹ phải:

- Tập cho trẻ tự ngủ trở lại. Nếu bé ngủ lại được sau mỗi lần giật mình thì đó là tín hiệu tốt. Nếu bé khóc dai dẳng, hãy bế bé lên và dỗ dành để bé ngủ trở lại. Đừng để mặc bé khóc quá lâu vì điều đó sẽ khiến bé chịu tác động tâm lý rất lớn.

- Cho bé mặc đủ ấm khi ngủ đêm, đừng quấn quá chặt vì thân nhiệt trẻ sơ sinh vẫn chưa thể ổn định.  

- Tắt hết đèn khi bé ngủ và nếu dùng đèn ngủ phải dùng màu tối và dịu.

- Sau khi bú cữ đêm, cho bé đứng chơi và thư giãn một lúc trước khi ngủ để tránh trào ngược.

- Đặt bé xuống nôi ngay khi bé thiu thiu giấc thay vì để bé ngủ say.

- Cho trẻ tắm nắng thường xuyên và mẹ cho bé bú cũng phải ăn uống đầy đủ các thực phẩm giàu vitamin D.


Nguồn bài viết: sưu tầm
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: