4 Lý Do Thuyết Phụ Mẹ Không Nên Cho Trẻ Vừa Ăn Cơm Vừa Uống Nước

  6245

Do khi uống nước, trẻ sẽ nuốt nhiều hơn nhai và phần đa là không nhai kỹ thực phẩm. Điều này dẫn tới kém hấp thụ chất dinh dưỡng trong thành ruột và gây hại cho dạ dày.

Rất nhiều mẹ có thói quen cho trẻ vừa ăn vừa uống nước với mục đích giúp trẻ ăn nhanh hơn. Tuy nhiên, điều này có hại hơn mẹ nghĩ.

1. Trẻ khó tiêu hóa

Mục đích duy nhất khiến mẹ thường xuyên cho trẻ uống nước cùng khi ăn là giúp trẻ dễ ăn, dễ nuốt và ăn nhanh hơn. Nhưng nó lại chính là nguyên nhân hàng đầu khiến con khó tiêu hóa thức ăn. Do khi uống nước trong khi ăn, nước sẽ hòa loãng và mau đưa dịch vị dạ dày xuống ruột khiến dạ dày gặp nhiều khó khăn trong tiêu hóa.

2. Trẻ kém hấp thụ

Do khi uống nước, trẻ sẽ nuốt nhiều hơn nhai và phần đa là không nhai kỹ thực phẩm. Điều này dẫn tới kém hấp thụ chất dinh dưỡng trong thành ruột và gây hại cho dạ dày. 

3. Trẻ biếng ăn, chậm lớn

Ít mẹ biết rằng, thói quen tưởng chừng vô hại này lại vô cùng nguy hiểm và gây hại cho con. Một trong những tác hại mà nó để lại là khiến trẻ biếng ăn dẫn tới chậm lớn. Theo các bác sĩ, khi trẻ nhai thực phẩm, dạ dày sẽ tiết ra dịch vị kích thích khả năng thèm ăn ở trẻ. Nhưng vì không nhai, chủ yếu là nuốt khi có nước nên dạ dày sẽ không tiết ra dịch vị, điều này khiến trẻ ăn không ngon, không có cảm giác thèm ăn và dẫn tới biếng ăn. Biếng ăn lâu dài sẽ dẫn tới chậm lớn, suy dinh dưỡng ở trẻ.

4. Cơ hàm phát triển chậm

Ở giai đoạn từ 6 tháng - 8 tháng tuổi, trẻ được khuyến khích cho ăn thực phẩm lỏng mềm để dễ tiêu và thích nghi với thức ăn ngoài sữa mẹ. Từ 10 - 12 tháng, mẹ nên cho trẻ ăn thực phẩm thô ít tới độ thô nhiều và sau 12 tháng, trẻ thậm chí có thể ăn được nhiều thực phẩm cứng, ăn cơm. Sang 16 tháng, trẻ có thể ăn cơm như người lớn. Nhờ vậy, cơ hàm của trẻ được phát triển mạnh mẽ bởi khả năng thích ứng nhai thực phẩm.



Tuy nhiên, vì một số lý do, các mẹ đã bỏ qua quy trình phát triển này, trẻ trên 1 tuổi vẫn ăn thực phẩm loãng mềm, chưa biết xử lý thực phẩm thô, khi ăn cháo vẫn xay hoặc vừa ăn vừa cho uống nước khiến cơ hàm phát triển chậm. Và về lâu về dài, trẻ sẽ chậm ăn thô, hàm yếu và thiếu chất.

Trẻ uống nước thế nào mới đúng?

- Tốt nhất mẹ nên cho trẻ uống nước trước bữa ăn 10 phút, như vậy có thể giúp bộ máy tiêu hóa hoạt động tốt, kích thích vị giác.

- Sau khi ăn, mẹ cho trẻ nghỉ ngơi 10 phút và cho uống nước tráng miệng. Mẹ không nên cho trẻ uống nước ngay sau khi ăn vì dạ dày lúc này còn đang hoạt động để tiêu hóa thức ăn. Uống nước ngay sau đó sẽ khiến làm loãng dịch dạ dày và dịch vị chuyển xuống ruột khiến dạ dày tiêu hóa thực ăn chậm, gây đầy bụng, khó tiêu.

- Ngoài nước lọc, mẹ có thể cho trẻ uống thêm nước canh, hoa quả, sữa. Trung bình 1 ngày trẻ nên uống nước theo cân nặng như uống 100ml/kg/ngày (lượng nước tính bằng các loại nước trẻ uống trong ngày).

- Nên hạn chế cho trẻ uống các loại nước ngọt đóng chai vì gây hại nhiều hơn lợi.

+ Xem thêm:

TÁC HẠI CỦA VIỆC CHO TRẺ ĂN CƠM CHAN NƯỚC CANH

TÁC HẠI KHÔNG NGỜ CỦA VIỆC CHO TRẺ SƠ SINH UỐNG NƯỚC


Nguồn bài viết: sưu tầm
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: