4 Bộ Phận Quan Trọng Của Con, Mẹ Cần Chăm Sóc Kỹ Lưỡng

  20757

Trẻ sơ sinh vốn dĩ rất "mong manh, dễ vỡ", do đó nhiệm vụ chăm sóc bé của mẹ cũng vì thế mà trở nên thử thách, gian nan hơn. Với bé mới sinh, mẹ nên đặc biệt quan tâm đến 4 bộ phận sau trên cơ thể bé để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh và tốt nhất cho con.

1/ Phần thóp trên đầu

Một phần vì xương sọ của trẻ chưa nối liền nhau và tạo ra điểm trũng, một phần để phù hợp với “đường ra” chật hẹp từ tử cung ra ngoài, đầu bé sơ sinh nào cũng có thóp. Được chia thành thóp trước và thóp sau, khi bé được 3 tháng tuổi, khớp nối xương sọ liền kín lại làm thóp sau biến mất. Thóp trước mất thời gian lu hơn, phải đợi đến khi bé hơn một tuổi mới chính thức cứng cáp, liền lặn.

+ Xem thêm: CÁCH CHĂM SÓC ĐÚNG CHO VÙNG THÓP CỦA CON

Thông thường, các mẹ rất hạn chế tác động vào bộ phận này của bé. Nhìn thấy thóp cử động theo từng nhịp thở, có mẹ nào lại không thấy lo lắng, hoang mang. Tuy nhiên, thực tế, mẹ chẳng cần phải quá sợ hãi như vậy. Phía trên thóp vốn có một lớp màng rất dày, giúp bảo vệ thóp cực kỳ tốt. Chỉ cần khi chăm sóc bé, mẹ không tác động mạnh, lớp màng này tuyệt đối không bị tổn hại.


Thóp, cuống rốn, da đầu và bộ phận sinh dục là 4 vị trí trên cơ thể bé mẹ cần để tâm nhất

2/ Da chết trên đầu, hay còn gọi là “cứt trâu”

Không ít bé sơ sinh sau vài ngày chào đời thường xuất hiện lớp da chết màu nâu trên đầu, theo dân gian hay gọi là “cứt trâu”. Chẳng vội tính đến chuyện thẩm mỹ, lớp da chết này nếu không được chăm sóc kỹ càng rất dễ bị bong tróc làm chảy máu da đầu khi tắm gội hay chải đầu.

Để loại bỏ lớp “cứt trâu” khó ưa này, mẹ nên tìm mua sản phẩm chuyên dụng dành cho trẻ sơ sinh, tại các hiệu thuốc hoặc cửa hàng bán đồ trẻ em. Loại dung dịch này giúp làm mềm da chết, làm chúng từ từ bong ra dần nhẹ nhàng và không để lại dấu vết. Tuyệt đối không nên dùng lược chải hoặc bóc da chết, bé có thể đau và bị tổn thương da.

3. Cuống rốn của trẻ

Rốn của bé sơ sinh là bộ phận nên đặc biệt chú ý và cần được giữ khô thoáng thường xuyên. Khi thay tã cho bé, mẹ cần cẩn thận tránh không để nước tiểu và phân dây vào rốn bé. Khi tắm cho bé, mẹ cũng không nên để nước ngập vào rốn quá lâu, đồng thời sau khi tắm nên dùng gạc mềm thấm dung dịch cồn chuyên dụng để làm sạch rốn bé.

Bất cứ khi nào quan sát thấy phần cuống rốn có những dấu hiệu bất thường như tấy đỏ, rỉ nước…, mẹ nên ngay lập tức đưa bé đến bác sỹ thăm khám để tránh nhiễm trùng.

+ Xem thêm: MÁU CUỐNG RỐN: KHO TÀNG TẾ BÀO GỐC KỲ DIỆU

4. Hậu môn và bộ phận sinh dục

Trong quá trình chăm sóc bé, đây chính là phần nhiều rắc rối nhất. Hầu hết các mẹ đều sử dụng bỉm giấy để thuận tiện trong việc thay, mặc, vệ sinh. Tuy nhiên, trong mùa nóng, nếu không để ý, cho trẻ mặc tã giấy chứa phân hay nước tiểu quá lâu có thể gây viêm nhiễm, hăm tã. Tốt nhất, nên kết hợp dùng cả tã giấy lẫn tả vải trong mùa nóng để hạn chế tình trạng này.

Sau khi bé đại tiện, mẹ nên dùng khăn mềm và nước ấm để làm vệ sinh cho bé. Tiếp đó, lau khô cho bé xong nên chừa lại một chút thời gian để bé được “làm khô” tự nhiên, không nên quấn tã hoặc mặc quần cho bé ngay lập tức.

+ Xem thêm:

HÃY VỨT CHIẾC GỐI ĐI ĐỂ CON LUÔN KHỎE MẠNH!

BÍ QUYẾT GIÚP CON HỌC NÓI CỰC NHANH


Nguồn bài viết: Marry Baby
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: