Việc tìm hiểu và làm theo những chỉ dẫn đúng đắn là cách để mẹ bầu có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh. Sau đây là 15 việc mẹ bầu không nên làm khi mang thai mẹ tìm hiểu nhé
Khi mang thai có nhiều thứ thay đổi trong cuộc sống của mẹ bầu. Đó không chỉ là sự thay đổi về cơ thể mà cả những sinh hoạt thường ngày. Do đó, việc tìm hiểu và làm theo những chỉ dẫn đúng đắn là cách để mẹ bầu có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh.
Sau đây là 15 việc mẹ bầu không nên làm khi mang thai.
1. Không nên xem thường chuyện ăn
Ăn hợp lý đảm bảo đủ chất cho mẹ bầu trong thai kỳ. Vì vậy những động thái bất thường như kén ăn hay nghiện ăn đều không tốt cho cả mẹ và bé.
Một số thức ăn có thể gây ra sẩy thai hay dị tật thai nhi mẹ bầu nên tránh như đủ đủ xanh hay cung cấp quá liều vitamin A cho cơ thể. Một số thức ăn thì mẹ bầu cần phải kiêng khem như tránh ăn mặn bởi những tác hại của nó đặc biệt với những mẹ đang bị phù nề, dị ứng.
Tìm hiểu và tuân thủ những nguyên tắc ăn an toàn trong thai kỳ là điều mà mẹ bầu cần làm nhất khi mang thai.
2. Không đụng tới các chất kích thích
Mẹ nghiện rượu, thuốc lá hay bất cứ chất kích thích nào khác đều sẽ khiến cho thai nhi gặp vấn đề vì thành phần độc hại của chúng. Do đó, mẹ bầu nên tránh những thức uống không an toàn trong thai kỳ nếu mẹ muốn sinh con khỏe mạnh.
3. Không nên lơ là với bệnh tật
Mẹ bầu không nên chủ quan với bệnh tật. Các mũi tiêm phòng một số bệnh nhất định như viêm gan, quai bị, sởi… là cần thiết trước khi mẹ quyết định mang thai tối thiểu 1 tháng.
Khám bệnh ngay khi có những dấu hiệu đầu tiên để có thể kiểm soát bệnh tật.
Trong thời gian mang thai mẹ cũng tránh để cơ thể cảm sốt hay mắc các bệnh phụ khoa hay bệnh lây truyền qua đường tình dục… Các bệnh này có thể gây ra những biến chứng khủng khiếp cho trẻ, thậm chí có thể còn làm sẩy thai.
Do đó, nếu chẳng may mẹ bị bệnh trong thời gian mang thai hãy đến bác sĩ để được chăm sóc và hướng dẫn, đừng tự uống bất kỳ loại thuốc nào. nhé!
4. Dùng thuốc bổ, vitamin không theo hướng dẫn
Ham đồ bổ là tâm lý chung cả nhiều người, nhất là đối với mẹ bầu vốn đang trong thời gian cần tẩm bổ. Thế nhưng việc bổ sung các dạng vitamin quá liều có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trong cho thai nhi như bị dị tật, ảnh hưởng đến hệ xương, hệ thần kinh và gây ra những khó khăn khi mẹ chuyển dạ.
Cách sử dụng đúng là mẹ bầu nên bổ sung vitamin qua các nguồn thực phẩm tự nhiên và nếu dùng viên tổng hợp thì nên có hướng dẫn của bác sĩ.
5. Đừng để bị stress
Mẹ bầu không nên để bản thân rơi vào trạng thái stress dù cho thời gian bầu bí luôn có nhiều áp lực. Việc stress khi mang thai có thể khiến mẹ bầu gia tăng thêm các vấn đề thường gặp như bệnh đau lưng, khó ngủ hay bị táo bón.
Ngoài ra nếu tâm lý mẹ bầu không tốt có thể sinh ra con bị mắc nhiều bệnh, nhất là các bệnh về thần kinh như: tự kỷ, tăng động, chậm nói, kém thông minh….
6. Tránh lười vận động
Vận động nhẹ nhàng 30 phút mỗi ngày tốt cho mẹ bầu.
Việc mẹ bầu quá lo sợ những tổn thương có thể xảy ra cho thai nhi khi vận động và quyết định nằm trên giường cả ngày có thể khiến mẹ bầu gặp rắc rối về sức khỏe.
Tuy nhiên việc vận động cũng cần hợp lý kể cả với những môn thể thao được khuyến khích như yoga, đi bộ hay bơi lội… Vận động nhẹ nhàng khoảng 30 phút mỗi ngày là tốt nhất.
7. Tập thể dục thể thao quá sức
Thể dục nhẹ nhàng trong thai kỳ là cần thiết nhưng nếu mẹ vẫn đam mê theo đuổi các môn thể thao nặng khi mang thai như leo núi, chạy việt dã, lướt sóng… thì không nên dù ở thời điểm nào của thai kỳ.
Thậm chí với những môn thể thao vốn dành cho thai phụ như: bơi lội, tập yoga, đi bộ… thì mẹ cũng nên nghỉ ngơi khi cảm thấy mệt, không nên ráng tập.
8. Cẩn thận với việc nhà
Công việc nhà thường là việc của phái yếu. Nhưng những việc như rửa chén, lau dọn nhà… đối với mẹ bầu cũng cần có nhiều thay đổi.
Mẹ không nên tiếp xúc trực tiếp với các chất tẩy rửa mạnh vì hóa chất có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Hãy dùng bao tay để bảo vệ mình. Mẹ cũng không nên làm các công việc mà yêu cầu phải rướn người quá sức như lau cửa sổ hay lau quạt trần. Nếu phải lau một diện tích lớn sàn nhà thì mẹ nên nghỉ giữa hiệp 5 đến 10 phút.
9. Không kiêng khem tình dục nhưng phải cẩn thận
Tình dục an toàn trong thời gian bầu bí không chỉ là dùng bao cao su. Đây là thời điểm mẹ bầu không cần kiêng khem quá mức chuyện “yêu” nhưng việc tìm hiểu các tư thế phù hợp và cả những cách âu yếm nhau phù hợp là việc cần thiết.
Tuy nhiên, đối với những mẹ có tiền sử động thai hoặc sức khỏe không được tốt thì nên kiêng hẳn chuyện này nhé!
10. Không được thiếu nghỉ ngơi
Hầu như phụ nữ mang thai hiện nay đều phải làm việc đến những tháng trong tam cá nguyệt thứ hai. Nhưng khi mang thai, cơ thể bạn trở nên dễ mệt mỏi hơn. Vì vậy hãy dành thời gian hợp lý để cơ thể hồi phục. Đừng làm việc quá sức trong thời gian này và đừng nên làm những công việc buộc bạn phải đứng quá lâu.
Hơn nữa, khi nghỉ ngơi tốt nhất mẹ bầu nên nằm nghiêng để tránh áp lực của thai nhi lên xương sống và tĩnh mạch.
11. Thức quá khuya
Thức khuya là thói quen của một số người. Nếu bạn “một thân một mình” thức đêm đã không nên. Nhưng khi bạn có “hai mình” rồi thì thức đêm rất có hại cho sức khỏe cả mẹ lẫn con, bởi thức đêm nhiều có thể làm tăng tình trạng phù nề và stress ở mẹ, ảnh hưởng đến tâm lý sau này của con.
12. Cân nhắc khi làm đẹp
Nhiều mẹ có thói quen làm đẹp, nhưng khi mang thai thì nên hạn chế bởi một số chất hóa học có trong các loại mỹ phẩm có thể gây hại cho thai nhi. Tuy nhiên nếu do yêu cầu công việc đòi hỏi phải trang điểm hàng ngày, mẹ nên cân nhắc và lựa chọn thật kỹ các dòng mỹ phẩm để tránh tác động không tốt đến thai nhi.
Hạn chế dùng mỹ phẩm khi mẹ mang thai.
Ngoài ra giày cao gót, quần áo bó sát cũng là những phục trang mẹ không nên chọn khi mang thai. Bởi giày cao gót sẽ dễ gây té ngã, quần áo bó sát có thể khiến thai nhi chậm phát triển
13. Tắm nước nóng
Một số mẹ thích tắm nước nóng. Nhưng không chỉ là nước nóng mà bất cứ môi trường nào có nhiệt độ cao như: xông hơi, suối nước nóng, nắng nóng… đều không tốt cho thai nhi.
14. Tránh xa chó mèo
Toxoplasmosis là một loại vi khuẩn có trong chó mèo và gây ra những biến dị thai nghiêm trọng. Do đó trong thời kỳ mang thai tốt nhất mẹ bầu nên tránh xa chó mèo và những nơi nuôi chó mèo trong nhà cũng nên được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày để tránh cho vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào cơ thể mẹ bầu.
15. Không để tăng cân quá mức
Mẹ bầu gầy còm thì đáng lo nhưng mẹ bầu béo phì cũng đáng lo tương tự. Béo phì gây ra một số bệnh như tiểu đường trong thai kỳ hay chứng khó sinh ở thai phụ.
Do đó mẹ bầu cần phải kiểm soát tốt cân nặng khi mang thai. Các biện pháp hữu hiệu giúp cho mẹ bầu là lên chế độ ăn uống hợp lý, vận động và khống chế các cơn thèm ăn của mình.
+ Xem thêm:
NHỮNG ĐIỀU MẸ BẦU NÊN ÁP DỤNG ĐỂ SINH CON THÔNG MINH
HAI ĐIỀU CẤM KỴ KHI MANG THAI KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT