Mang bầu và sinh con là khả năng tự nhiên của người phụ nữ nhưng để có được một thai kỳ khỏe mạnh, vui vẻ thì mẹ cần lên kế hoạch thực hiện chu đáo. Hơn nữa, chính sức khỏe và tinh thần của mẹ khi mang thai còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của con sau này. Khi mẹ đã sẵn sàng để đón con đến với thế giới này thì cũng là lúc mẹ nên thay đổi chế độ sinh hoạt theo những hướng dẫn dưới đây.
1. Luyện tập tăng cường sức khỏe
Mặc dù đây là việc nên làm ở bất kỳ độ tuổi và giai đoạn nào nhưng không phải ai cũng có thói quen tập thể dục đều đặn. Nhưng nếu mẹ đã bắt đầu kế hoạch mang bầu thì cần tập thể dục mỗi ngày trong khoảng 30 phút. Đi bộ, đạp xe, bơi hay tham gia các lớp tập đặc biệt dành cho bà bầu... đều đem lại hiệu quả tốt. Tập thể dục không chỉ giúp cải thiện sức khỏe mà theo các bác sĩ, hình thể gọn gàng còn góp phần hạn chế nhiều rắc rối khi sinh nở sau này.
2. Chế độ ăn uống hợp lý
Chuẩn bị mang bầu, mẹ cần thay đổi thực đơn hàng ngày từ những món ăn nhanh, nhiều dầu mỡ sang các thực phẩm tươi, có lợi cho sức khỏe. Mẹ cần bổ sung nhiều hơn lượng protein, sắt, can-xi và acid folic mỗi ngày. Các thực phẩm dồi dào dinh dưỡng này gồm có trái cây, đậu phộng (lạc), rau xanh (đặc biệt là rau lá xanh), ngũ cốc và các sản phẩm ít béo. Song song với đó, mẹ nên giảm các loại thử phẩm có hàm lượng calo thấp, khoai tây chiên, đồ nướng, soda... Không chỉ có mẹ mà bố cũng cần thay đổi theo thực đơn này vì con là kết quả của cả mẹ và bố.
Mẹ cần thay đổi thực đơn với các loại thực phẩm tươi, sạch.
3. Bổ sung acid folic
Từ thời điểm này, mẹ nên uống vitamin mỗi ngày, đừng đợi đến lúc mang bầu. Trong giai đoạn chuẩn bị mang bầu, mẹ cần khoảng 400 mcg acid folic mỗi ngày (tương đương với 1-2 viên dạng nén). Mẹ có thể bổ sung acid folic qua thực phẩm nhưng thường không đảm bảo đủ lượng cần thiết, vì vậy, viên uống dạng nén hoặc viên nang sẽ thuận tiện hơn cho mẹ. Acid folic giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh cho con và mẹ cần chuẩn bị từ sớm.
4. Theo dõi cân nặng
Rất nhiều mẹ không để ý đến vấn đề này nhưng cơ thể quá gầy, lượng mỡ bụng không đủ cũng khiến khả năng thụ thai giảm. Ngược lại, khi mẹ béo phì thì cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường (cho cả mẹ và con), tăng huyết áp và luôn cảm thấy mệt mỏi, nặng nề hơn khi mang bầu. Mẹ hãy nói chuyện với bác sĩ để được tư vấn chính xác cân nặng phù hợp.
5. Khám sức khỏe
Hiểu được các vấn đề sức khỏe mình đang gặp phải có thể giúp mẹ chủ động hơn trong quá trình mang thai và sinh nở sau này. Vì vậy, mẹ cần đến bệnh viện để được tư vấn các nội dung sau:
- Tiêm phòng trước khi mang thai, gồm bốn loại vắc-xin là Rubella, thủy đậu, viêm gan siêu vi B và cúm.
- Vitamin cho thai kỳ.
- Phát hiện và điều trị các vấn đề sức khỏe mẹ đang gặp phải.
- Những loại thuốc được và không được uống khi mang bầu.
Khi có bố làm bạn đồng hành, mẹ sẽ cảm thấy đỡ căng thẳng và yên tâm hơn trong suốt thai kỳ.
6. Khám răng
Khi mang thai, mẹ có nguy cơ bị viêm lợi cao hơn bình thường do thay đổi hormone và chế độ ăn uống, vệ sinh răng. Mức độ nặng hay nhẹ lại phụ thuộc vào tình trạng lợi của mẹ trước khi mang thai. Viêm lợi nặng có thể làm tăng nguy cơ sinh non và tiền sản giật. Vì vậy, mẹ cần duy trì thói quen khám răng định kỳ kết hợp vệ sinh răng đúng cách.
7. Giảm lượng caffeine
Nhiều mẹ có thói quen uống cafe mỗi ngày để giúp cơ thể tỉnh táo nhưng theo các bác sĩ, trong giai đoạn chuẩn bị mang bầu, mẹ không nên dung nạp quá 200 mg caffeine mỗi ngày (tương đương một tách nhỏ cafe và trà). Thay vào đó, sữa và nước trái cây sẽ có lợi hơn cho mẹ.
9. Bỏ thuốc
Thói quen hút thuốc của mẹ hoặc bố sẽ khiến khả năng thụ thai giảm đi đáng kể. Ngoài ra, nếu mẹ hút thuốc thì thai nhi sẽ bị nhẹ cân, nguy cơ sinh non và sảy thai cao. Bé của bố, mẹ nghiện thuốc cũng đối diện với nguy cơ của hội chứng đột tử cao (SIDS).
10. Bỏ rượu
Cũng như thuốc, lượng cồn trong rượu khiến việc thụ thai khó khăn hơn. Mẹ uống rượu khi mang thai là nguyên nhân của dị tật bẩm sinh và vấn đề trí não ở trẻ.
Phụ nữ hiện đại luôn chủ động và lên kế hoạch cho mọi công việc.
11. Chuẩn bị về tài chính
Mang thai và chuẩn bị cho sự ra đời của con, mẹ cần "tẩm bổ" nhiều hơn, mua sắm cho con từ quần áo, xe nôi, sữa, bỉm... Mẹ hãy lên danh sách những thứ cần mua sắm và tiết kiệm tiền để luôn chủ động trong mọi việc.
12. Để dành những ngày nghỉ phép sau sinh
Đây cũng là điều mẹ cần tính toán từ sớm, đặc biệt với những mẹ có tính chất công việc bận rộn, không thể nghỉ đủ 6 tháng sau sinh. Mẹ nên để dành ngày nghỉ phép cho những khi con bị ốm, khi đưa con đi tiêm vắc-xin (dựa vào lịch tiêm chủng có sẵn để lên kế hoạch).
13. Đi du lịch trước khi mang bầu
Cũng giống như honeymoon (kỳ nghỉ sau đám cưới), mẹ nên có kế hoạch babymoon trước khi mang bầu. Khoảng thời gian thư giãn này vừa giúp tinh thần của bố, mẹ thoải mái (tăng khả năng mang thai) vừa khiến mẹ không bị "cuồng chân" khi mang thai và không thể đi đâu.
14. Đem gửi những con vật nuôi
Có thể chưa cần làm ngay lúc này nhưng khi mang bầu, mẹ nên đem gửi chó, mèo và những con vật nuôi. Bởi một số vật kí sinh trên chó, mèo có thể gây ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển của thai nhai và lông chó, mèo là nguyên nhân của bệnh hen, suyễn, bệnh hô hấp ở trẻ.
+ Xem thêm:
15 DẤU HIỆU CHO BIẾT BẠN MANG THAI
10 LỢI ÍCH TUYỆT VỜI CỦA VIỆC MANG THAI