Thực tế đã chứng minh có nhiều bài thuốc nam điều trị khá hiệu quả bệnh tiêu chảy ở trẻ. Dưới đây là một số bài thuốc như thế.
Rau sam
Rau sam là loại rau lành tính, mọc dại ở nhiều nơi nên các mẹ có thể dễ dàng tìm thấy. Để phòng tiêu chảy cho trẻ, mẹ nên dùng một lượng rau sam nhỏ nấu cháo cho trẻ ăn mỗi ngày. Hoặc cũng có thể làm theo cách sau:
Nguyên liệu: Rau sam tươi 100g, cỏ sữa 50g
Cách làm: Sau khi rửa sạch, mẹ dùng 3 chén nước sắc thành 1 chén nhỏ và cho trẻ uống hết trong ngày.
Bài thuốc này dành cho trẻ bị đau bụng, tiêu chảy nhiều. Nếu trẻ bị đi ra ngoài ra máu, ngoài hai nguyên liệu trên, mẹ cho thêm 20g cây nhọ nồi và 20g rau má, đem sắc lấy nước uống trong ngày.
Gạo rang
Dân gian xưa vẫn dùng gạo rang, nấu lấy nước cho trẻ bị tiêu chảy uống để bù mất nước.
Nguyên liệu gồm: 10g gạo tẻ, đường đỏ 10g và lá ngải cứu khô 15g.
Cách làm: Gạo đem rang vàng, lá ngải cứu rửa sạch. Sau đó cho tất cả vào nồi đun rôi, khi nước sắp cạn cho thêm ít nước ngập đun sôi lại, bắc xuống để nguội uống hết trong 1 lần. Mỗi ngày chỉ cần cho trẻ uống một lần, uống trong 2 ngày sẽ có kết quả tốt.
Lá củ cải trắng
Người ta kết hợp một ít lá củ cải trắng tươi với trần bì để làm bài thuốc chữa tiêu chảy cho trẻ cũng rất hiệu quả.
Nguyên liệu: lá củ cải tươi khoảng 120g, trần bì 30g.
Cách làm: Sau khi rửa sạch, mang lá củ cải cắt khúc, đem đun sôi, lấy nước uống 2 lần/ngày. Kiên trì uống trong vòng 3 ngày sẽ hết tiêu chảy.
Lá lựu tươi
Nếu nhà có sẵn cây lựu, mẹ có thể sử dụng lá lựu kết hợp với một số thảo dược khác để chữa tiêu chảy cho trẻ.
Nguyên liệu: Lá lựu tươi khoảng 30g, muối hạt 3g, gừng tươi 12g.
Cách làm: Nguyên liệu sau khi rửa sạch, cho khoảng 4 chén nước sắc còn 2 chèn, uống 2 lần/ngày.
Củ gừng tươi
Gừng không chỉ tăng thêm hương vị thơm ngon cho món ăn, mà trong Đông y, người ta còn sử dụng gừng để điều trị đau bụng, chống say tàu xe, giải cảm, ăn gừng có tác dụng chống lạnh bụng.
Nguyên liệu: Lá chè khô 5g, gừng tươi 100g, 15g giấm
Cách làm: Nguyên liệu sau khi rửa sach, cho 800ml nước vào đun sôi cho đến khi cạn còn 2/3 nước, cho thêm 15g giấm gạo vào, bắc xuống để nguội, chia làm 3 lần uống trong ngày.
Búp ổi non
Dân gian thường sử dụng búp ổi non để trị đau bụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Búp ổi non có vị đắng nên trẻ nhỏ sẽ rất khó ăn nhưng trị tiêu chảy rất tốt.
Nguyên liệu: 15 búp ổi non
Cách làm: Búp ổi rửa sạch và ngâm muối trong vòng 10 phút. Sau đó, cho thêm 1 chén nước vào đun sôi trong vòng 30 phút, cho muối vào. Bắc xuống để nguội cho trẻ uống 1 lần trong ngày.
Trái hồng xiêm non
Theo Đông y, hồng xiêm non tính bình vị chát, được dùng để điều trị tiêu chảy và kiết lỵ rất hiệu quả.
Nguyên liệu: 2 đến 3 trái hồng xiêm non
Cách làm: Hồng xiêm non rửa thật sạch ngoài vỏ. Dùng dao thái lát mỏng cho vào chảo sao vàng hạ thổ. Sau đó, cho 4 chén nước sắc còn 1 chén nhỏ, dùng nước này cho trẻ uống. Nên uống 2 lần/ngày, không nên cho trẻ uống quá đặc. Kiên trì sẽ có hiệu quả tốt.
Lá mơ lông
Lá mơ lông không chỉ là loại rau thơm được dùng ăn kèm với nhiều món ăn, mà người ta còn sử dụng để điều trị đau bụng và tiêu chảy.
Nguyên liệu: Lá mơ lông tía khoảng 100g
Cách làm: Lá mơ lông rửa sạch ngâm chút muối để khoảng 5 phút vớt ra để ráo. Sau đó thái nhỏ, đập trứng gà và cho ít muối vào. Dùng chảo chống dính cho vào rán chín. Lưu ý không được dùng dầu để chiên mà làm chín bằng chảo nóng mà thôi. Khi trứng chín cho bé ăn 2 lần/ngày.
Vỏ cây lộc vừng
Mẹ cạo vỏ cây lộc vừng, sau đó rửa sạch đem sao vàng, dùng 8-16g sắc chung với 400ml nước, sắc cho đến khi còn 100ml là được. Dùng nước này cho bé uống 2 lần/ngày
Chuối tiêu xanh
Chuối tiêu 1 quả, gọt bỏ lớp vỏ xanh bên ngoài, giữ lại phần vỏ bên trong. Sau đó rửa sạch, cắt miệng đem xay nhuyễn và nấu chung với cháo cho con ăn trong 3 ngày sẽ hết tiêu chảy.
Cỏ sữa
Nguyên liệu: 2 nắm cỏ sữa, một ít đậu xanh nguyên hạt, 5 tai nấm mèo.
Cách làm: Nấm mèo ngâm nước cho nở, thái chỉ đem sao khô. Cỏ sữa rửa sạch, để ráo sau đó sao vàng, đậu rang vàng. Sau đó cho tất cả nguyên liệu vào 1 nồi lớn cho thêm 3 chén nước sắc còn ½ chén là được. Dùng nước cho trẻ uống trong ngày.
+ Xem thêm:
CON TIÊU CHẢY CẢ THÁNG CHỒNG KHÔNG CHO NHẬP VIỆN VÌ SỢ TỐN TIỀN
NGUYÊN NHÂN VÀ PHÒNG NGỪA TIÊU CHẢY DO ROTA VIRUS