10 Sự Thật Về Giấc Ngủ Của Trẻ Sơ Sinh Mẹ Cần Phải Biết

  22087

Với người mẹ có con khó ngủ, thì khoảng thời gian chăm trẻ sơ sinh là cực hình. Có khi mẹ không thể ngủ được trọn đêm cho đến khi bé lớn hơn một chút. Sự thật phũ phàng nào xung quanh giấc ngủ của bé?

1. Trẻ sơ sinh cực kỳ ồn ào. Chúng ăn, ị, xè, và kể cả “thả bom” ngay trong giấc ngủ. Chúng cũng ê a, khóc lóc, mỉm cười, giật mình, cáu gắt… trong khi ngủ! Bạn sẽ chạy đến nôi nhiều lần trong một giờ, chỉ để đảm bảo rằng những tiếng ồn mà chúng đang phát ra là bình thường. Chỉ là có đôi khi bọn sơ sinh sẽ giật mình từ chính tiếng ồn chúng gây ra và chúng lại khóc thét lên khiến mẹ phải dỗ ngủ lại từ đầu.

2. Ngoài ra, đôi khi bọn sơ sinh sẽ ngủ với đôi mắt khép hờ, khiến bạn tưởng như chúng vẫn đang theo dõi mẹ. Đôi mắt nhỏ xíu ấy cứ nhìn chằm chằm vào bạn, như kẻ bám đuôi nhỏ bé đáng yêu. Thỉnh thoảng, bọn sơ sinh làm mẹ chúng giật mình hết hồn với đôi mí mắt mới rớt xuống một nửa, như thể đang hù dọa mẹ. Thật đấy, chúng có khá nhiều trò khiến mẹ bất ngờ.

3. Nếu bạn là một người lần đầu làm mẹ, và con của bạn là một trong những đứa bé có giấc ngủ dài đáng ngưỡng mộ, bé ngủ xuyên đêm chẳng hạn… thì xin đừng bao giờ nói với bạn bè hay khoe trên facebook. Bởi vì sẽ có rất nhiều bà mẹ khác ghen tị về điều này. Thường thì các bà mẹ sẽ phải mất ngủ vài tháng đầu sau sinh bởi vì bọn sơ sinh chỉ ngủ giấc ngắn và nhất là hay lấy đêm làm ngày. Thế nên, con bạn ngủ nguyên đêm thì đúng là báu vật quý hiếm

4. Xin đừng nhắc tôi: “Bạn đã thử chèn gối hai bên cho con chưa? Bạn có quấn mình lại cho bé không?”, xin thưa: tôi đã làm đủ cách. Từ việc quấn tay chân, chèn bụng cho con đỡ giật mình, cho con bú no trước khi ngủ, kiểm tra tã lót để đảm bảo con sạch sẽ khô ráo, cho con ngủ theo giờ, ru bé ngủ… nhưng đâu vẫn hoàn đấy. Bọn sơ sinh coi việc tỉnh giấc, đạp chân uỳnh uỳnh xuống nệm là một việc hết sức vui vẻ để đánh thức mẹ dậy. Chúng thật thông minh.

5. Tôi đã đóng tất cả các cánh cửa phòng để giữ im lặng tuyệt đối. Tôi thử hết núm vú này đến núm vú khác nhưng em bé vẫn bất hợp tác. Tôi mua một cái võng tự động, nôi tự động, ghế ngủ… nhưng nó chỉ kéo dài giấc ngủ của em bé thêm khoảng 15 phút, sau đó chúng vẫn đều đặn thức dậy sau khoảng 2 tiếng đồng hồ và đòi ăn, đòi chơi… Trong ký ức của một bà mẹ có con ngủ khó là những ngày tháng triền miên chỉ ngủ nhiều nhất 3-4 tiếng đồng hồ mỗi ngày.

6. Khi bé cứ khóc liên tục không rõ lý do, bạn chỉ có thể đổ thừa cho việc bé bị đau bụng. Đau bụng từ là một thuật ngữ đáng sợ, ngay cả bác sĩ cũng nói với bạn đó là lý do khiến bé khóc hoài không ngủ, bởi vì bác sĩ cũng chẳng hiểu vì sao bé khó tính như thế. Những ngày bé sơ sinh khóc dạ đề thật mệt mỏi. Đầu óc mẹ căng như dây đàn và lúc bé chợp mắt là lúc mẹ hạnh phúc nhất đời.

7. Trẻ sơ sinh nhạy cảm vô cùng, dĩ nhiên có bé thế này, bé thế khác nhưng nói chung là bé nhạy cảm với mọi tiếng động. Lý do là bé đang ở trong môi trường ấm cúng và yên tĩnh trong bụng mẹ, khi ra đời bé dễ giật mình với âm thanh. Kể cả khi mẹ mở nắp bình nước, mẹ đi toilet (nếu toilet trong phòng ngủ), mẹ mở cánh cửa, mẹ làm rơi đồ hay mẹ khẽ khàng bước lên nệm thì cũng có thể làm bé giật mình tỉnh giấc. Trong một không gian im lặng, chỉ cần bạn mở nắp bình nước cái “cóc”, cũng trở thành âm thanh của… quả lựu đạn. Vì thế các mẹ có kinh nghiệm khuyên các mẹ trẻ nên cho con làm quen dần với âm thanh để con đừng quá nhạy cảm với tiếng động khi ngủ.

8. Nếu mẹ bạn (bà ngoại), chị em, cô dì, hay bất cứ người thân nào gợi ý trông bé qua đêm cho bạn để bạn có thể ngủ một đêm ngon giấc, hãy bàn giao ngay lập tức. Hãy dặn dò kỹ lưỡng trước khi để bé lại cho người nhà và phải kiên quyết bước đi. Không được mang điện thoại hoặc máy tính. Không email, blog, các thư thoại và đặc biệt là facebook. Hãy tranh thủ thời gian quý báu này để ngủ và phục hồi sinh lực.

9. Hãy ngủ bất cứ khi nào bé ngủ, trừ khi bé ngủ trong khi bạn lái xe lòng vòng; hoặc, trừ khi bạn tắm hoặc ăn trong khi bé của bạn đang ngủ. Hãy tranh thủ mọi cơ hội để có thể có một giấc ngủ thêm ngắn ngủi.

10. Nếu bạn quá mệt mỏi vì giấc ngủ của con, hãy động viên mình nên cố gắng. Có thể bạn sẽ kiệt sức, nhưng đây là tin vui: bé sẽ ngủ ngoan hơn khi bé được khoảng 5 tháng tuổi trở lên. Và sau 2 tuổi, mẹ đã có thể điều khiển bé ngủ theo giờ một cách dễ dàng.

+ Xem thêm:

12 LOẠI VACXIN CẦN TIÊM CHO TRẺ

CON LÀM ĐƯỢC GÌ KHI VỪA RA KHỎI BỤNG MẸ


Nguồn bài viết: sưu tầm
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: