10 Sai Lầm Kinh Điển Của Mẹ Khi Pha Sữa Bột Cho Con

  25603

Sai lầm khi pha sữa bột cho con khiến trẻ không hấp thụ được hết chất dinh dưỡng có trong sữa bột, thậm chí còn ảnh hưởng đến sức khỏe và đường tiêu hóa của con.

Pha sữa cho bé là việc quen thuộc với bất cứ mẹ nào đang nuôi con nhỏ. Thế nhưng dù quen thuộc, mẹ vẫn có thể mắc phải rất nhiều sai lầm.

Việc pha sữa không đúng cách như vậy sẽ khiến bé bị đau bụng, không hấp thụ đủ dinh dưỡng và gặp nhiều "sự cố" khác nữa.

Sai lầm thường gặp khi pha sữa bột cho con:

Pha sữa bằng nước quá nóng hay quá nguội

Thành phần dinh dưỡng chủ yếu của sữa bột là tinh bột lúa mì, protein, đường nho, lysin, acid folic, các vitamin nhóm B... Những chất này rất dễ bị phân giải do tác dụng của nhiệt độ cao.

Vì thế, khi pha sữa cho con bằng nước vừa đun sôi xong, mẹ đã vô tình làm mất đi 1 số thành phần dinh dưỡng của sữa. Ngược lại, nếu pha sữa bằng nước quá nguội, sữa sẽ đóng váng, vón cục và không “dậy” mùi vị thơm ngon khiến con bú kém.

Vì thế, mẹ nên pha sữa bột với nhiệt độ khoảng 40 độ C là phù hợp để bé ngon miệng lại hấp thu được đầy đủ dinh dưỡng.

Pha sữa bò bằng nước cháo

Có mẹ thấy bé lười ăn cháo nên đã “nảy” ra cách dùng nước cháo để pha sữa bò cho con. Mẹ cho rằng như vậy thì chỉ cần uống sữa thôi bé đã được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng rồi. Nhưng sự thật thì hoàn toàn ngược lại.

Trong sữa bò chứa nhiều vitamin A, còn trong nước cơm hay cháo lại chứa chủ yếu là chất bột với lipoxidase – một loại chất sẽ phá hủy vitamin A.

Vì thế, con sẽ không được hấp thụ đầy đủ lượng vitamin A cần thiết để phát triển. Hơn nữa, tinh bột trong nước cháo, nước cơm sẽ cạnh tranh hấp thu với canxi. Hậu quả là bé có thể chậm tăng trưởng chiều cao, chậm mọc răng, khó ngủ, khóc đêm,... do kém hấp thu canxi trong sữa.

“Đong” sữa không chuẩn

Trong mỗi hộp sữa đều có hướng dẫn tỉ lệ pha cụ thể, nhưng đôi khi mẹ lại “cố” đong thêm 1 chút vì muốn con uống được nhiều hơn, hay bớt đi nửa thìa vì sợ con không dùng hết sẽ lãng phí.

Cả hai cách đó đều không nên chút nào, bởi các nhà sản xuất đã tính toán tỉ lệ tối ưu, nên nếu pha không đúng tỉ lệ, bé sẽ dễ bị rối loạn tiêu hóa. Vì thế, mẹ nên lưu ý pha sữa cho con chuẩn theo công thức nhé.

Luộc bình sữa quá lâu

Tất cả các bình sữa và núm vú đều có giới hạn chịu nhiệt nhất định (thông thường thì tối đa là 3 phút trong nước sôi). Nếu bình và núm vú bị đun nóng quá giới hạn này, nó sẽ có thể bị biến dạng hoặc nguy hiểm hơn là “thôi” ra một số chất không tốt đối với cơ thể của bé.

Vì vậy, mẹ không nên cẩn thận quá mức bằng cách luộc bình thật kĩ, thật lâu. Thay vào đó, chỉ cần luộc bình theo đúng thời gian được chỉ dẫn của nhà sản xuất là có thể đảm bảo vệ sinh rồi.

Pha sữa sẵn cho con dùng

Một số chị em vì muốn “nhất cử lưỡng tiện” nên quyết định pha sẵn cả một bình lớn để tủ lạnh, khi nào cần thì hâm nóng rồi cho con uống dần. Điều này không tốt cho trẻ. Sữa pha rồi để ở nhiệt độ phòng chỉ giữ được trong vòng 1 giờ.

Nếu mẹ pha sẵn một bình sữa to và cất tủ lạnh chưa sử dụng, sữa đó cũng cần được đổ bỏ trong vòng 24 giờ sau pha. Loại sữa đóng chai pha sẵn dành cho bé trên 1 tuổi cũng chỉ để được 48 giờ sau khi mở nắp.

Không tiệt trùng bình sữa và núm ti

Tất cả bình sữa, núm ti và những dụng cụ dùng để pha sữa khác đều phải được tiệt trùng ít nhất một lần khi mới bắt đầu sử dụng. Từ sau đó, mẹ có thể sửa với nước rửa bình chuyên dụng và tráng lại bằng nước sôi. Đó là khuyến cáo chung của tất cả các hãng sản xuất bình sữa và đồ dùng trẻ em.

Làm nóng sữa bằng lò vi sóng

Nếu có gì quan trọng hơn sự tiện lợi, thì đó chính là sức khỏe và sự an toàn của chính con bạn. Lò vi sóng không chỉ phá vỡ các vitamin và khoáng chất mà còn tạo ra những điểm nóng lạnh không đều nhau khiến bé có thể bị bỏng khi bú. Mẹ hãy làm nóng sữa bằng máy hâm sữa chuyên dụng hoặc đơn giản hơn: ngâm bình sữa chỉ 30 giây – 1 phút trong một bát nước nóng.

Pha sữa cùng sô-cô-la

Báo Sức khỏe đời sống cho biết, nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, nếu trộn sô-cô-la cùng sữa sẽ làm cho con bạn không thể hấp thụ can-xi có trong sữa. Bởi vì, khi gặp oxalate trong sô-cô-la sẽ tạo nên một phản ứng hóa học, kết quả của sự kết hợp này sẽ tạo nên chất can-xi oxalate không hề có lợi cho sức khỏe con bạn.

Chưa kể, uống nhiều trẻ sẽ bị khô tóc tiêu chảy và một số triệu chứng khác. Vì thế các mẹ lưu ý, đừng bao giờ kết hợp hai thực phẩm này cho con mình.

Pha sữa không đúng cách

Ngoài mỗi vỏ hộp sữa đã có quy định về việc pha sữa dành cho các mẹ. Nhưng vì muốn con uống nhiều một lúc mà các mẹ pha đặc, thậm chí là gấp đôi liều lượng quy định. Điều này rất nguy hiểm, bởi cùng một lúc bé hấp thu một lượng chất quá lớn.

Các mẹ nên nhớ, nếu cho trẻ uống nhiều sữa pha đặc quá, lâu dần sẽ bị đau dạ dày, đầy hơi và khó tiêu. Vì thế, cách tốt nhất là nên tuân thủ chỉ dẫn.

Sữa càng đặc càng tốt

Trang thông tin điện tử Bệnh viên Nhi đồng 2 cho biết, nếu cho trẻ thường xuyên uống sữa quá đặc sẽ gây ra đau bụng, táo bón, ăn uống không ngon hoặc thậm chí cự tuyệt thức ăn, còn dẫn đến viêm ruột non xuất huyết cấp tính. Điều này là do cơ quan nội tạng của trẻ còn yếu mềm, chịu không nổi gánh nặng và áp lực quá nặng.

+ Xem thêm:

CÓ THỂ CÁC MẸ CHƯA BIẾT: 8 BÍ MẬT ĐỂ CON LUÔN LUÔN KHOẺ MẠNH

SAI LẦM KHI CHO BÉ UỐNG THUỐC MẸ NÊN TRÁNH


Nguồn bài viết: sưu tầm
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: