Trẻ bị còi xương thường là những trẻ dưới 3 tuổi và có thể để lại những biến chứng lâu dài. Vì thế, bạn cần phải biết cách nhận biết để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Cách tốt nhất để khắc phục tình trạng này là tắm nắng đúng cách cho trẻ và bổ sung thêm vitamin D và canxi vào khẩu phần ăn dặm của bé. Đối với những bé còn bú mẹ, thì người mẹ cần tăng cường ăn những loại thực phẩm giàu vitamin D và đừng quên đưa bé đến gặp bác sĩ để được cho lời khuyên đúng đắn nhất.
Nuôi Dạy Con Thông Minh giới thiệu cho mẹ 5 món ăn giàu vitamin D và canxi để “đánh bay” bệnh còi xương ở trẻ nhỏ. Cùng tham khảo nhé!
Cháo lòng đỏ trứng gà
Nguyên liệu: lòng đỏ trứng, gạo, gia vị
Chế biến:
– Trứng gà luộc chín, bỏ lòng trắng, lấy lòng đỏ, sấy khô tán bột.
– Gạo rang vàng tán thành bột. Cả hai thứ trộn đều, cho vào nồi, đổ nước vừa đủ đun cho cháo sôi kỹ, thêm chút ít gia vị vào quấy đều, cháo sôi lại thì tắt bếp, cho vào ít dầu ăn.
– Cho trẻ ăn lúc đói ngày 1 lần. Cần ăn trong khoảng 20 – 30 ngày. Ngoài cung cấp nhiều canxi, món cháo này còn rất giàu dinh dưỡng cho bé.
Cháo tôm
Nguyên liệu: Tôm 150g, gạo 50g, gia vị.
Chế biến:
– Tôm rửa sạch, bóc vỏ để riêng, giã thật nhỏ. Vỏ và càng tôm sấy khô tán bột mịn.
– Gạo xay thành bột. Tất cả trộn đều, thêm bột gia vị, cho vào nồi, đổ nước vừa đủ nấu thành cháo.
– Khi cháo chín cho ít gia vị quấy đều, cháo sôi lại thì tắt bếp, thêm vào chút dầu ăn. Cho trẻ ăn ngày 1 lần lúc đói, ăn liên tục trong 1 tháng. Nhưng mẹ cần chú ý đến phản ứng của trẻ lúc ăn, vì một số trẻ bị dị ứng với hải sản.
Cháo thịt cóc
Nguyên liệu: thịt cóc, củ mài (khoai mài), gạo nếp, gia vị
Chế biến:
– Chọn cóc vàng, chỉ lấy mình và đùi, rửa nhiều lần bằng nước cho sạch, nướng vàng, tán thành bột. Lưu ý, làm thật kỹ thịt cóc và bỏ hết nội tạng, nhiều trường hợp tử vong đã xảy ra vì ăn phải trứng hoặc nội tạng cóc.
– Củ mài sấy khô, tán thành bột.
– Gạo tẻ và gạo nếp xay thành bột.
– Cho bột củ mài, bột gạo tẻ vào nồi, thêm nước vừa đủ, đun trên lửa nhỏ. Cháo chín cho bột thịt cóc vào khuấy đều, khi sôi lại thì tắt bếp và cho dầu ăn vào. Ngày ăn 3 lần, dùng trong nhiều ngày.
Cháo cá lóc
Nguyên liệu: Cá quả, rau cải xoong, gạo, bột ngọt, gia vị vừa đủ.
Chế biến:
– Chọn loại cá quả đầu bẹt, vảy ở bụng trắng, lưng đen, làm sạch cá bỏ nội tạng, đem hấp cách thủy cho chín, gỡ lấy thịt nạc ướp ít gia vị, xương cá giã nhỏ lọc lấy 200ml nước.
– Gạo xay thành bột.
– Rau cải xoong rửa sạch, sắt nhuyễn (có thể giã nhỏ rồi vắt lấy nước cho vào cháo).
– Cho bột gạo vào nước cá, đun lửa nhỏ, cháo chín cho rau cải xoong, thịt cá, ít gia vị vào quấy đều, cháo sôi lại thì tắt bếp, thêm vào ít dầu ăn. Cho trẻ ăn ngày 2 lần, cần ăn 20 – 30 ngày (có thể ăn cách ngày).
Cháo chim cút
Nguyên liệu: chim cút, gạo, vỏ quýt khô, gia vị.
Chế biến:
– Chim cút làm sạch chỉ lấy phần thịt, ướp cùng với một ít gia vị trong 20 phút.
– Vỏ quýt tán thành bột cho vào bụng chim cút, cùng gạo tẻ, gạo nếp, bắt nước vừa đủ ninh thành cháo. Cho trẻ ăn ngày 1 lần, dùng liên tục 5-10 ngày.
Cháo sụn heo (lợn)
Nguyên liệu: xương sụn heo, gạo, gia vị
Chế biến:
– Sụn lợn rửa sạch, xay nhỏ sau đó ướp với ít gia vị, xào chín.
– Xay nhỏ gạo thành bột rồi nấu thành cháo và cho sụn lợn vừa xào chín vào, nấu đến khi chín, cho ít gia vị. Ngày dùng 2 lần và dùng từ 15 đến 20 ngày.
Mách Mẹ Cách Nấu 8 Món Cháo Cho Bé Suy Dinh Dưỡng
Cách Nấu Cháo Cho Bé Không Ngon Không Thèm Lấy Tiền
Bí Quyết Nấu Cháo Cho Bé Không Bị Mất Chất Dinh Dưỡng