Những Điều Cần Biết Để Con Nhanh Biết Đi

  4722

Cột mốc đáng nhớ nhất trong năm tuổi đầu tiên của bé chính là khi bé biết đi. Một vài lưu ý nhỏ dưới đây sẽ giúp bố mẹ hỗ trợ bé tập đi nhanh hơn.

Cột mốc đáng nhớ nhất trong năm tuổi đầu tiên của bé chính là khi bé biết đi. Một vài lưu ý nhỏ dưới đây sẽ giúp bố mẹ hỗ trợ bé tập đi nhanh hơn.

1. Bước đầu tiên là rất quan trọng

Hầu hết các bố mẹ đều háo hức, thậm chí ám ảnh về việc bao giờ thì con sẽ chập chững những bước đi đầu tiên. Bạn thường tự hỏi khi nào thì sự kiện quan trọng này xảy ra? Thông thường, trẻ sơ sinh thường có những bước đi đầu tiên của mình từ 9 tháng tuổi đến 15 tháng tuổi.



2. Các giai đoạn tập đi thông thường của trẻ

Dưới đây là một chuỗi các hành động dẫn đến việc bé có thể tự bước đi những bước đầu tiên.
Ngồi dậy: Vào khoảng 6 tháng, bé bắt đầu giải quyết “bài toán” về cách sử dụng các cơ để nâng mình ngồi thẳng dậy

Đứng lên: Thời gian làm được điều này ở mỗi trẻ là khác nhau; có bé phải đến 10 tháng tuổi mới đứng dậy được. "Bảy mươi phần trăm khối lượng cơ thể của chúng ta là từ phía hông trở lên, do đó, hai chân cần rất nhiều sức mạnh để nâng phần thân mình lên”, bác sĩ Jody L. Jensen, giáo sư tại Đại học Texas (Mỹ) cho biết.

Bước đi: Một lần nữa, mỗi trẻ lại khác nhau ở thời gian biết đi, nhưng một khi con đi được, con sẽ thường men và bám theo bất cứ đồ nội thất có sẵn trong phòng để bước đi.

3. Việc tập đi cũng có thể bị ảnh hưởng bởi những yếu tố dưới đây:

Cân nặng: Trẻ nặng cân hơn thường biết đi muộn hơn bởi vì trẻ cần nhiều sức mạnh hơn để có thể đứng thẳng lên so với một trẻ nhẹ cân hơn mình.

Nhiễm trùng tai tái phát: “Nếu một đứa trẻ 16 tháng tuổi trở lên chưa biết đi, chúng tôi sẽ hỏi về bệnh. Việc nhiễm trùng tai có thể gây ra sự mất cân bằng và khiến việc biết đi của trẻ bị chậm trễ”, bác sĩ Jensen nói.
Thứ tự sinh: Một em bé có anh hoặc chị có thể có động lực đi sớm hơn vì bé muốn làm theo anh chị mình, bắt chước những gì các bé lớn đang làm.

4. Đừng lo nếu con chỉ thích bò

Không có gì bất bình thường nếu trẻ luân phiên giữa việc bò và đứng lên đi. Nếu con của bạn thấy một cái gì trong phòng mà cần sự chú ý ngay lập tức, bé có thể hạ mình xuống và bò, điều đó không có nghĩa là bé lười đi mà chỉ đơn giản rằng bé đang nghĩ: “Mình phải bò đến chỗ đó. Đi bộ sẽ mất thời gian hơn”.

5. Dừng lại rất khó

Một khi con đã biết đi, thử thách tiếp theo là làm thế nào để dừng lại. Mỗi bước đi của trẻ đều mất sức nhiều hơn so với người lớn vì trẻ tập đi không uốn cong đầu gối của mình, hoặc sử dụng chuyển động từ gót chân đến ngón chân. Từ đó trẻ không biết cách chặn đà tiến của mình bằng cách dừng một chân lại và đưa chân kia lên để gặp nhau. Vậy cách các bé dừng lại là gì? Ngã. Thông thường một chuỗi hành động sẽ là bước đi, bước đi và ngã. 

6. Chân trần là tốt nhất

Trẻ học cách đi sẽ dễ dàng hơn nếu không đi giày, bởi bàn chân trần cho phép tiếp xúc trực tiếp với mặt sàn. Khi bạn cho con ra ngoài, tất nhiên, bé cần xỏ giày vào nhưng nếu có thể hãy để bé tập đi bằng chân trần là tốt nhất.

7. Tập đi thay đổi tất cả mọi thứ!

“Biết đi cho phép con bạn có thể tương tác và khám phá thế giới theo một cách hoàn toàn mới, nó mở ra rất nhiều khả năng mới của trẻ”. 
Không những thế, một trẻ biết đi thực sự sẽ thay đổi tất cả mọi thứ cho cha mẹ, về vấn đề giữ trẻ an toàn và giải trí. Việc điều chỉnh để thích nghi với việc con biết đi là một cột mốc quan trọng mới trong quá trình làm cha mẹ!

+ Xem thêm:

TẦM QUAN TRỌNG CỦA KHÁM SÀNG LỌC SƠ SINH

MẸO TRỊ TÁO BÓN CHO BÉ


Nguồn bài viết: eva
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: