Mẹ Đóng Bỉm Sai Cách Miệng Âm Đạo Của Bé Gái Biến Mất

  39575

Lúc thay bỉm, bà mẹ này mới hoảng hồn phát hiện ra miệng âm đạo của con gái đã "biến mất", đây cũng là lý do khiến bé khóc.

Nếu đóng bỉm không đúng cách và đóng quá lâu, bé rất dễ mắc các bệnh vùng kín và viêm cốt tủy.

Từng có một bà mẹ chia sẻ, khi đến tháng thứ 7, việc đi tiểu của con gái cô trở nên bất bình thường: Nước tiểu chia thành nhiều tia nhỏ và bắn tung tóe, lúc thì ở mông cô bé, lúc lại đọng đầy trên tay mẹ. Ngoài ra, mỗi lần đi tiểu bé đều khóc thét không ngừng. Lúc thay bỉm, bà mẹ này mới hoảng hồn phát hiện ra miệng âm đạo của con gái đã "biến mất", đây cũng là lý do khiến bé khóc.

Khi đi khám, bác sĩ cho biết phần âm môn của bé bị dính chặt, nguyên nhân do mặc bỉm quá lâu không thay và đóng bỉm không đúng cách. Một phần nguyên nhân còn lại do việc bảo vệ âm đạo của bé không được tốt.

Từ đó, có thể thấy việc đóng bỉm không đúng cách ngoài việc gây thương tổn nghiêm trọng đến bé thì còn có thể dẫn đến bệnh viêm cốt tủy.

Vậy thay bỉm cho trẻ như nào mới đúng và an toàn?

Trước khi thay bỉm, cha mẹ cần phải rửa tay sạch, đặt trẻ nằm cố định trên giường và lấy bỉm cũ ra. Sau đó, dùng khăn ướt hoặc vải thấm nước lau sạch quanh mông trẻ, từ từ nhấc hai chân và đặt bỉm dưới mông rồi dán lại. Cuối cùng, chỉnh lại bỉm vừa vặn với người trẻ, kiểm tra xem có đóng lộn hay không, mông và eo trẻ liệu có thoải mái...

Nếu phần eo trẻ có thể chứa vừa 2 ngón tay của bạn và phần khe mông nhét vừa một ngón tay thì chứng tỏ bỉm đóng vừa vặn, trẻ thoải mái và không sợ tè ra bên ngoài.

Cách chọn bỉm phù hợp với trẻ

Khi chọn mua bỉm cho trẻ, phụ huynh nên nhớ kỹ quy tắc "to còn hơn nhỏ, rộng còn hơn chặt". Nếu bỉm quá nhỏ và chặt bé mặc sẽ không thoải mái, sử dụng lâu ngày còn gây ra bệnh viêm cốt tủy.

Ngoài lựa chọn bỉm chất lượng tốt của những nhãn hàng có tiếng, cần phải kiểm tra kỹ độ đàn hồi và thấm nước cũng như bông lót bỉm có đều nhau hay không. Tốt nhất, một túi bỉm chỉ nên dùng từ 2 - 3 tháng.

Chú ý:

Cha mẹ không nên ỷ lại vào việc có bỉm mà đóng liên tục cho trẻ hoặc đóng trong thời gian quá lâu, tránh mất vệ sinh. Ngoài ra, lúc thay bỉm luôn phải đảm bảo da trẻ khô ráo, một ngày vệ sinh vùng kín hai lần. Đặc biệt, bé gái không nên đóng bỉm nhiều, mà hãy sử dụng quần thủng đáy để phần mông trẻ luôn được thông thoáng.

+ Xem thêm:

7 BƯỚC QUẤN KHĂN CHUẨN NHẤT CHO BÉ SƠ SINH

MÁCH MẸ TUYỆT CHIÊU TRỊ HĂM TẢ CHO BÉ YÊU TRONG MÙA HÈ BẰNG THẢO DƯỢC


Nguồn bài viết: sưu tầm
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: