Hiện Tượng Viêm Da Ở Bé Sơ Sinh

  6219

Chứng viêm da ở trẻ “đáng ghét” này sẽ làm trẻ khó chịu và quấy khóc, hay giật mình khi ngủ. mẹ cùng tìm hiểu để chăm sóc bé tốt hơn nhé.

Viêm da ở trẻ, trong đó có hăm tã là hiện tượng kích ứng da do tã lót, thường gặp ở trẻ sơ sinh từ 0 đến 24 tháng tuổi. Theo thống kê của viện da liễu, có đến 70% các trẻ đến khám vì bệnh hăm tã. Cá biệt có trẻ bị tái hăm nhiều lần. Mẹ đã hiểu rõ về viêm da ở trẻ hay chưa? Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Viêm da ở trẻ sơ sinh và những hậu quả không ngờ

Theo các nghiên cứu cho biết, cấu tạo da của trẻ sơ sinh rất non yếu, các cơ chế bảo vệ da yếu gấp 5 lần so với da người lớn. Vì vậy, nếu quấn tã quá lâu, các enzyme độc hại trong phân, nước tiểu sẽ có cơ hội tiếp xúc và xâm nhập vào da trẻ. Hoặc nếu mẹ chọn lọai tã có chất liệu thô ráp, tã cọ xát liên tục vào da, gây trầy xước tổn thương da, “dẫn đường” cho chứng viêm da ở trẻ. Trẻ không thể nói cho mẹ biết mình đang bị khó chịu thế nào khi bị hăm tã nên mẹ phải chú ý quan sát biểu hiện trên làn da mỏng manh hay thái độ hằng ngày của trẻ. Những dấu hiệu sau thường xuất hiện và có thể thấy bằng mắt thường, đó là: đỏ da ở vùng quấn tã; đỏ da ở xung quang bộ phận sinh dục, kèm theo mùi khai. Nếu quan sát da vùng quanh hậu môn có màu đỏ nhạt, sau thành loét đỏ, chảy nước, chảy máu, diễn tiến có mủ, đến lúc này viêm da ở trẻ đã đến cấp độ nghiêm trọng nhất.

Chứng viêm da ở trẻ “đáng ghét” này sẽ làm trẻ khó chịu và quấy khóc, hay giật mình khi ngủ. Trong khi đó, giấc ngủ có vai trò rất quan trọng đối với trẻ nhỏ. Nếu không được ngủ đủ giấc, hoặc giấc ngủ bị gián đoạn, trẻ dễ sinh cáu gắt. Thậm chí trong trường hợp kéo dài, sức khỏe của trẻ giảm sút, cân nặng và chiều cao chậm phát triển.. Hăm tã làm trẻ đau rát và khó chịu, cảm giác ngon miệng của trẻ sụt giảm, ảnh hưởng đến phát triển thể chất. Cá biệt, một số trẻ còn sụt cân vì biếng ăn trong giai đoạn bị hăm tã.

Bí quyết “đánh bay” viêm da ở trẻ

Để ngăn chặn sự xâm nhập của các tác nhân gây viêm da ở trẻ, mẹ cần tạo thêm một “lớp màng bảo vệ” cho da trẻ bằng cách bôi thuốc chống hăm mỗi ngày. Hiện nay, trên thị trường có nhiều dạng thuốc chống hăm: dạng kem, dạng bột, dạng nước, dạng mỡ… Trong đó, thuốc chống hăm dạng mỡ (thuốc mỡ) đã được các nghiên cứu chứng minh là có tác dụng vượt trội trong việc hình thành “lớp màng bảo vệ” cho da trẻ. Thuốc mỡ có dạng bào chế nước trong dầu nhưng ở một tỉ lệ thích hợp, rất khó tan trong nước nên lưu lại lâu trên da, tạo thành một lớp màng ngăn cách hiệu quả với các chất thải chất bẩn trong tã của chính bé, đẩy lùi sự xâm nhập chứng hăm tã; đồng thời lại rất dễ bôi rửa nên không gây cảm giác khó chịu cho trẻ khi vệ sinh.

Nếu mẹ lo lắng các chất hoá dược trong thuốc có thể gây kích ứng da trẻ khi sử dụng hàng ngày, mẹ nên chú ý chọn lựa chế phẩm có chứa Lanolin và Dexpanthenol. Đây là bộ đôi đặc hiệu, Lanolin (chiết xuất từ mỡ cừu) được ví như “bức tường thành” tạo màng ngăn cách bảo vệ da trẻ trước những kích ứng từ phân hay nước tiểu, trong khi đó, Dexpanthenol (chất tiền vitamin B5) sẽ nhanh chóng chữa lành các sang thương da, các vết hăm sẽ nhanh chóng biến mất. Loại thuốc này cũng không chứa chất tạo màu, tạo mùi hay chất bảo quản nên mẹ có thể yên tâm sử dụng cho trẻ mỗi ngày.

Đừng để viêm da ở trẻ, chuyện tưởng nhỏ trở thành chuyện lớn, mẹ có thể “đánh bay” chứng bệnh da này dễ dàng nếu áp dụng đúng “thần chú”: bôi thuốc mỡ rồi quấn tã.

+ Xem thêm:

MÁCH MẸ CÁCH CẢI THIỆN VÓC DÁNG VÀ LÀN DA CHO CON


Nguồn bài viết: afamily
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: