Chiều dài dây rốn quá ngắn
Chính vì chiều dài dây rốn của từng thai nhi là khác nhau nên có nhiều bé rơi vào tình trạng dây rốn quá ngắn. Điều này là vô cùng nguy hiểm, nhất là từ tháng thứ 2 của thai kỳ, bé bắt đầu chuyển động xung quanh bụng mẹ, dây rốn ngắn có thể bị căng quá hay co thắt lại, gây ảnh hưởng tới quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng. Về lâu dài, thai nhi không được nhận đủ dưỡng chất, sẽ dẫn đến nhẹ cân, suy dinh dưỡng, suy thai,… thậm trí là thai chết lưu.
Dây rốn quá dài
Dây rốn quá dài cũng thường gặp ở một số thai nhi. Hiện tượng này dễ làm cho bé bị “tràng hoa quấn cổ”. Tuy nhiên mẹ đừng lo lắng quá vì có tới 30% trẻ sinh ra trong tình trạng dây rốn quấn cổ.Những rủi ro tiềm ẩn về dây rốn rất nguy hiểm nhưng lại khó phòng ngừa được.
Một hiện tượng khác cũng thường gặp khi bé có dây rốn quá dài là dây rốn sẽ tự quấn vào nhau, như sợi chỉ rối khiến việc cung cấp dinh dưỡng bị cản trở. Để khắc phục các trường hợp này, mẹ cần đi khám định kỳ và tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ nhé.
Sa dây rốn
Sa dây rốn là tình trạng dây rốn bị sa trước ngôi thai, có thể xảy ra lúc còn ối (sa dây rốn trong bọc ối) hay nguy hiểm hơn là sa dây rốn sau khi vỡ nước ối. Hiện tượng này sẽ gây cản trở sự co thắt máu của dây rốn, khiến cho việc cung cấp máu cho thai bị đình trệ, dẫn đến suy thai cấp.
Sa dây rốn thường xảy ra vào giai đoạn cuối thai kỳ, nhất là từ tuần thai thứ 38 trở đi. Tai biến sản khoa này có thể khiến cho thai nhi bị suy hô hấp, hôn mê và tử vong hoặc nếu sống sót bé cũng dễ bị tổn thương não do thiếu oxy dẫn đến những di chứng về sau.
Tùy từng trường hợp, thai nhi có thể tử vong ngay trong bụng mẹ hoặc trong thời gian từ vài phút đến gần 30 phút. Vì thế, hầu hết các sản phụ sẽ được chỉ định mổ khi gặp phải biến chứng này để đảm bảo thai nhi vẫn được cung cấp đủ oxy cho đến lúc chào đời.
Có tới 30% bé được sinh ra trong tình trạng dây rốn quấn cổ.
Xoắn dây rốn
Xoắn dây rốn là tình trạng dây rốn bị thắt vào nhau. Hiện tượng này có thể xảy ra bất cứ lúc nào, ngay cả khi dây rốn của thai nhi ngắn hay dài.
Đây được coi là một tình trạng thường gặp, nhưng mức độ nguy hiểm lại tùy theo từng trường hợp. Xoắn dây rốn chỉ nguy hiểm khi số lượng của vòng xoắn vượt quá khỏi mức độ chịu áp lực của dây rốn và ngăn cản quá trình cung cấp dinh dưỡng, oxy cho thai nhi.
Trung bình, dây rốn có thể chịu được lực một vòng xoắn của mỗi 5cm dây rốn. Nhưng lại rất khó để xác định được khi nào lực chèn ép này vượt quá giới hạn trên, do đó rất khó để mẹ phòng ngừa trước. Vậy nên, cách tốt nhất vẫn là mẹ hãy theo dõi thai kỳ thường xuyên và đầy đủ.
+ Xem thêm:
Những Bí Quyết Phòng Ngừa Thai Nhi Bị Dây Rốn Quấn Cổ
Thai Nhi Bị Dây Rốn Quấn Cổ Nguy Hiểm Thế Nào