10 Nguyên Tắc Ăn Uống Giúp Con Không Biếng Ăn

  6498

Hãy tham khảo 10 nguyên tắc ăn uống của một gia đình rất có hứng thú với đồ ăn dành cho các thành viên nhí nhé!

Cùng là trẻ con, nhưng nhiều bé tỏ ra “sành ăn” và thích thú khi đến bữa, còn nhiều bé lại kén ăn vô cùng và ăn uống qua loa. Sự khác biệt này không phải do di truyền hay bẩm sinh mà do cách nuôi dạy của từng gia đình.

Hãy tham khảo 10 nguyên tắc ăn uống của một gia đình rất có hứng thú với đồ ăn dành cho các thành viên nhí nhé!

1. Tất cả các thành viên trong gia đình (trên 2 tuổi) dùng bữa như nhau

Không có yêu cầu đặc biệt, không có khẩu phần riêng vì trên 2 tuổi, con đã có đủ răng để ăn cơm và dùng bữa như người lớn rồi. Con sẽ ngồi chung bàn ăn và cùng dùng bữa với cả nhà. Mẹ sẽ công bằng bằng cách nấu nhiều món, chú ý đến sở thích của mọi người trong gia đình và luôn có một món dễ ăn với tất cả trong mỗi bữa ăn.


2. Thêm rau củ vào tất cả các món
Hoàn toàn không lén lút vì mẹ sẽ nói cho con biết thành phần của các món ăn. Chế biến, kết hợp một loại rau hoặc củ thành nhiều món khác nhau sẽ cho con nhiều góc nhìn mới mẻ về thức ăn và không nhàm chán. Đó cũng là cách để con không kén ăn.

3. Làm cho bữa ăn trở nên thú vị
Với chén bát dĩa, thìa nĩa đũa đặc biệt dành cho con, cả giấy ăn, ghế ăn nữa. Các món ăn được trình bày bắt mắt, mục đích là làm cho con hứng thú với với việc ăn uống. Khi dùng bữa mọi người sẽ cùng chuyện trò vui vẻ, để giúp con sớm cảm nhận được hơi ấm gia đình.

4. Bắt đầu với khẩu phần nhỏ
Thức ăn của con được cho vào chén từng phần nhỏ, và khi con nói con muốn ăn nữa, con sẽ được tiếp thêm. Thứ nhất, một ít thức ăn sẽ giúp con không bị ngợp và dễ dàng ăn hết, thứ hai, một ít thức ăn cũng sẽ giúp con cảm thấy ngon miệng hơn.

5. Cho con thử và đánh giá món mới
Khi bạn nấu một món mới toanh, hãy cho con quyền được nếm thử và đưa ra ý kiến của mình. Con chỉ cần nếm thử một chút xíu và cho biết phản hồi bằng cách ra dấu với ngón tay cái. Nếu ngón tay chĩa lên, bạn đã thành công ngay từ lần đầu tiên và có thể cho con dùng tiếp món đó. Trường hợp con chúc ngón tay cái xuống đất, bạn đừng phiền lòng và cũng đừng ép con ăn tiếp. Hãy cất đi, bạn có thể nấu lại vào lúc khác và có thể khi đó nó sẽ ngon và hợp với con hơn.

6. Chúng ta cùng nấu ăn
Người mẹ trong gia đình này chỉ đi làm bán thời gian nên cô có thể nấu ăn một ngày ba bữa. Cô thật sự rất đầu tư cho những bữa của gia đình, không chỉ về dinh dưỡng, mà cả cách trình bày. Những đứa trẻ nhìn thấy mẹ tất bật lo cho những bữa ăn sẽ dần hiểu được, tầm quan trọng của những bữa ăn đối với một gia đình. Ít nhất đó là một nét văn hóa gia đình dễ chịu đối với bất kỳ người con nào, vì thường thì món ngon nhất của mỗi người thường là “món mẹ nấu” mà.

Thêm vào đó, mẹ tạo điều kiện cho con được “giúp” mẹ, từ những việc nhỏ đến việc lớn hơn, tùy theo tuổi. Không chỉ giúp con hào hứng khi được dùng món ăn có sức mình góp vào, điều này còn là một khoản đầu tư dài hạn: Con sẽ biết cách nấu nhiều món. Để sau này khi tự lập, con có thể tự nấu ăn phục vụ bản thân mà không phải phó thác cho hàng quán ngoài đường. Khoảng thời gian này thật sự rất cần cho mỗi người, không phải bây giờ thì cũng sẽ là một lúc nào đấy…

7. Không khí trên bàn ăn luôn nhẹ nhàng
Giữ cho không khí trên bàn ăn luôn vui vẻ, hòa thuận và tuyệt đối không có căng thẳng không phải là chuyện dễ dàng gì, nhất là khi con có thể quậy phá, đập vỡ chén dĩa, làm đổ thức ăn… Những chúng ta – những người lớn không gây chiến trên bàn ăn, không quát tháo con, vì giờ ăn cũng là giờ học về cách cư xử. Trên bàn ăn chúng ta làm gì? Ăn uống, trò chuyện, xử lý một số rắc rối (nếu có) từ bọn nhóc nhưng không la hét, không hối thúc. Đôi khi chúng ta có thể hát, cười trên bàn ăn. Nếu một người cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng và không thể vui vẻ khi ngồi chung bàn ăn với gia đình, người đó có thể được ăn riêng và quay lại ăn chung khi đã thoải mái hơn.



8. Tự chế biến thức ăn
Tự làm bánh, mua thực phẩm tươi sống về rồi tẩm ướp, nấu nướng sẽ cho bạn những món ngon, bổ dưỡng, đảm bảo an toàn hơn ngoài hàng quán, và đặc biệt ý nghĩa hơn. Đó là dấu ấn riêng của người mẹ được đặt lên món ăn, và các con hoàn toàn có thể học được sự khéo léo đó từ mẹ.

9. Một ngày chỉ hai bữa ăn nhẹ
Dù các con chơi đùa chạy nhảy rất nhiều, nhưng hai bữa ăn nhẹ một ngày là tối đa, không thể nhiều hơn. Những bữa ăn này sẽ bổ sung calo cho con, nhưng cũng có thể khiến con no và không muốn ăn bữa chính. Thói quen ăn nhiều bữa liên tục trong ngày có thể khiến con béo phì. Bạn có thể cho con ăn trái cây hoặc một nửa lượng thức ăn cho bữa ăn nhẹ là trái cây, điều này tốt cả đôi đường.

10. Con có hai sự lựa chọn về đồ uống
Nước ngọt không hề xuất hiện trong tủ lạnh nhà tôi, và đó là thứ mà con không được phép uống mà không có sự cho phép của ba mẹ. Nước trái cây cũng hiếm khi xuất hiện. Tuy nhiên để bù lại, con có đến hai sự lựa chọn khi muốn uống nước, đó là nước lọc và sữa. Nếu con thích cả hai thì càng tốt.

Thực phẩm là một phần quan trọng của cuộc sống, nó ảnh hưởng đến sức khỏe, niềm vui, hạnh phúc, thậm chí chính bản thân của bất kỳ ai. Chính vì thế, đây cũng là điều cực kỳ quan trọng mà bạn cần dạy con, càng sớm càng tốt.

+ Xem thêm:

TRẺ BIẾNG ĂN PHẢI LÀM SAO?

9 VẤN ĐỀ CỦA MẸ - KHI CON: BIẾNG ĂN, LƯỜI BÚ, CHẬM TĂNG CÂN


Nguồn bài viết: wtt
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: