Quan Niệm Sai Lầm Khi Mang Thai Mà Mẹ Vẫn Tin Sái Cổ

  2467

Mang thai là giai đoạn rất quan trọng và nhiều ý nghĩa đối với người phụ nữ. Nhưng có rất nhiều quan niệm sai lệch phổ biến mà mẹ bầu vẫn cứ tin và làm theo.

Mang thai là giai đoạn rất quan trọng và nhiều ý nghĩa đối với người phụ nữ. Nhưng có rất nhiều quan niệm sai lệch phổ biến mà mẹ bầu vẫn cứ tin và làm theo.

Khi có thai, mẹ bầu cần ăn cho 2 người, không được tập thể dục, mua quá nhiều đồ sơ sinh… là những lầm tưởng phổ biến phụ nữ mang thai vẫn thường được nghe và truyền lại cho những thế hệ sau. Tuy nhiên, trong thời đại y học tiên tiến và cuộc sống hiện đại ngày nay thì những quan niệm này đã trở nên lỗi thời và cần được điều chỉnh cho phù hợp với sức khỏe của mẹ và thai nhi, đồng thời phù hợp với điều kiện và môi trường sống.Mẹ bầu cần lưu ý chắt lọc thông tin để áp dụng cho bản thân một cách đúng đắn (Ảnh minh họa)

Dưới đây là danh sách hàng loạt những quan niệm không phù hợp, thậm chí sai lầm nhưng vẫn có nhiều mẹ bầu tin "sái cổ" và làm theo:

1. Có thai là phải ăn cho 2 người

Đây là suy nghĩ khá phổ biến và thường được truyền cho các mẹ bầu sau khi biết tin mang thai. Tuy nhiên, sự thực thì các chuyên gia dinh dưỡng tại Viện Y học Mỹ cho rằng nếu có cân nặng khỏe mạnh, mẹ bầu không cần tiêu thụ thêm lượng calo trong 3 tháng đầu thai kỳ, từ tháng 4 mới cần bổ sung thêm 300 calo mỗi ngày và khoảng 450 calo trong 3 tháng cuối. Mẹ bầu phải tập trung vào việc ăn uống lành mạnh chứ không phải chỉ tập trung vào số lượng ăn nhiều hơn. Tăng cân quá nhiều khi mang thai có thể gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ và tiền sản giật, cũng như các biến chứng khi sinh. Ví dụ, mang thai to, nặng cân có thể kéo dài thời gian chuyển dạ, thậm chí phải sinh mổ. Thêm vào đó, em bé có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và béo phì cao hơn sau này khi lớn lên.

2. Không được tập luyện thể dục nữa

Nhìn chung, việc tập luyện đối với phụ nữ có thai vẫn an toàn, thậm chí tập thể dục còn có thể giúp người mẹ sinh nở dễ dàng hơn, phục hồi sau sinh nhanh hơn. Tuy nhiên, tốt nhất là mẹ nên hạn chế hoặc tránh các bộ môn nặng, bài tập gây mất thăng bằng hoặc dễ ngã. Một số bài tập phù hợp hơn chẳng hạn như bơi, đi bộ được khuyến khích dành cho mẹ bầu trong việc giữ vóc dáng gọn gàng, khỏe mạnh trong thời gian có thai. Trong quá trình tập luyện, nếu cảm thấy bất kỳ khó chịu hoặc đau đớn nào, mẹ cần dừng tập ngay và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi muốn thử tập động tác mới.Bơi là bộ môn thích hợp cho phụ nữ mang thai (Ảnh minh họa)

3. Chuẩn bị thật nhiều đồ sơ sinh

Thật khó để cưỡng lại cảm giác thu hồi "chiến lợi phẩm" là những bộ đồ sơ sinh, quần áo từ những người đi trước để lại. Nhưng mẹ hãy nhớ rằng trẻ sơ sinh phát triển nhanh hơn số lượng quần áo của chúng, vì vậy không cần phải xin hoặc mua quá nhiều đồ sơ sinh. Kể cả tã sơ sinh cũng vậy, mẹ không cần chuẩn bị trước quá nhiều, vì theo kinh nghiệm thì bé có thể không mặc vừa tã dành cho bé sơ sinh chỉ sau 2 tuần chào đời. Và mẹ đừng quên là sau khi sinh, sẽ có rất nhiều người tặng quà cho bé, trong đó có cả quần áo, tã sơ sinh nữa nhé. Nếu có thể, hãy đề nghị người thân trong gia đình nếu tặng quà cho bé có thể lựa chọn các kích cỡ khác nhau cho bé như size 6-12 tháng, 18-24 tháng hay vì chỉ mua đồ sơ sinh để tránh lãng phí.

4. Quên hoặc không chuẩn bị cho việc chăm bé sau sinh

Rất nhiều người mới lần đầu làm mẹ và chỉ mải chuẩn bị đồ dùng trước sinh cho bé như xe đẩy, giường cũi, quần áo sơ sinh… mà quên mất tìm hiểu các công việc chăm sóc trẻ sau khi sinh, chẳng hạn như cách tắm, quấn tã cho bé, rồi tư thế cho bé bú. Rất nhiều bà mẹ bày tỏ sự bỡ ngỡ, lúng túng khi chăm bé, và hối hận khi đã bỏ qua những việc quan trọng này mà không chuẩn bị trước, thậm chí nhiều người cho rằng sau sinh đã có người giúp việc, y tá hoặc bà lo nên không cần quan tâm.

5. Giảm cân sau sinh chỉ trong nháy mắt là ổn

Sau 9 tháng mang thai vất vả và tăng cân khá nhiều, vì vậy nếu ai từng nghĩ việc giảm cân sau sinh đơn giản như một cái nháy mắt thì họ đã nhầm. Việc tăng cân và vóc dáng cơ thể thay đổi khá nhiều trước, trong và sau khi sinh có thể sẽ khiến người mẹ rơi vào trạng thái trầm cảm. Điểm mấu chốt là mỗi bà mẹ đều giảm cân tùy theo cơ địa và tốc độ của riêng mỗi người. Nếu mẹ có chế độ ăn uống lành mạnh và bổ dưỡng, tập thể dục thường xuyên thì chắc chắn việc giảm cân sẽ hiệu quả và nhanh chóng hơn, tất nhiên không phải là trong nháy mắt hay qua 1 đêm như nhiều người vẫn nghĩ.

6. Bỏ bê việc chăm sóc răng miệng

Sức khỏe răng miệng rất quan trọng trong thai kì. Do thay đổi nội tiết tố trong thời gian mang thai nên mẹ bầu có thể bị viêm nướu, nướu nhạy cảm hơn với vi khuẩn trong mảng bám. Có khoảng 50-70% phụ nữ bị viêm nướu khi mang thai. Học viện Nha chu Hoa Kỳ (American Academy of Periodontology) phát hiện ra rằng phụ nữ mang thai mắc bệnh nha chu - một tình trạng viêm nhiễm mãn tính do vi khuẩn tấn công mô nướu - có thể có nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi, dẫn tới sinh non hoặc sinh bé nhẹ cân.Sức khỏe răng miệng rất quan trọng trong thai kì (Ảnh minh họa)

7. Không ngủ đủ giấc

Mang thai là giai đoạn người phụ nữ cần hết sức chú trọng đến giữ gìn sức khỏe. Trong 3 tháng đầu, dường như người mẹ đang bị vắt kiệt sức lực khi cơ thể luôn mệt mỏi vì truyền một lượng lớn năng lượng vào việc "xây tổ" cho em bé. Đến tam cá nguyệt thứ 3, mẹ bầu còn có thể bị chuột rút, đau lưng và ợ nóng, dẫn đến tình trạng khó ngủ, mất ngủ. Vì vậy, nếu đã đi làm mệt cả ngày, đứng nhiều thì mẹ bầu cần phải nghỉ ngơi, đi ngủ sớm, ngủ đủ giấc để đảm bảo sức khỏe.

8. Tổ chức tiệc mừng ngay sau khi sinh

Đây là ý tưởng rất nhiều mẹ bầu đã vạch ra và muốn thực hiện ngay sau khi đón con yêu chào đời. Nhưng trên thực tế, việc làm này không thực sự cần thiết và không nên làm. Bởi sau khi sinh, người mẹ cần nghỉ ngơi để hồi phục sức khỏe, sau đó tập cách chăm sóc em bé, và em bé cũng cần có không gian yên tĩnh để thích nghi với cuộc sống bên ngoài bụng mẹ, các thành viên trong gia đình cần có thời gian để ở bên nhau. Sự ồn ào, náo nhiệt có lẽ chưa thích hợp vào lúc này.

Những Loại Vacxin Nên Chích Trước Khi Mang Thai Để Tốt Cho Mẹ Và Bé

Mẹo Giúp Mẹ Bầu Giảm Ợ Nóng, Trào Ngược Dạ Dày

Những Lưu Ý Giúp Mẹ Bầu Giảm Đau Lưng Khi Mang Thai


Nguồn bài viết: afamily
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: