9 Điều Cấm Kị Khi Nuôi Con Bằng Sữa Mẹ

  43442

Ai cũng biết sữa mẹ tốt cho con nhưng không phải cho bú thế nào cũng được đâu nhé. Mẹ thử tham khảo xem bản thân có mắc phải một trong những điều cấm kỵ trong việc cho con bú sữa mẹ như bên dưới không?

1. Bỏ qua sữa non

Sữa non là loại sữa mẹ tiết ra vào tuần đầu sau khi sinh. Nó có màu vàng sậm, sánh, rất giàu protein. Theo các nghiên cứu thì tỉ lệ tử vong ở trẻ giảm một cách đáng kể nếu sau khi sinh vài giờ bé được bú loại sữa non quý giá này.

Một số bà mẹ thấy màu sắc sữa non có vẻ không… đẹp nên đã bỏ đi không cho bé bú là một sai lầm lớn. Dù mẹ bé có ít sữa hay không có ý định nuôi bé bằng sữa mẹ thì lời khuyên của các chuyên gia vẫn là: nhất định phải cho bé được bú sữa non.

2. Chỉ cho bú ở một tư thế

Nếu chỉ cho bé bú ở một tư thế trong một thời gian dài dễ gây ra tình trạng mỏi mệt cho mẹ lẫn bé. Vì vậy, mẹ nên thử cho con bú ở nhiều tư thế khác nhau. Tránh tỳ người vào bé, thay vào đó, ngồi dựa lưng ra sau và giữ trẻ ở ngang ngực. Hãy dùng gối để làm chỗ tựa.

3. Canh đúng giờ mới cho bú

Các mẹ hãy quên ngay chuyện cho con bú theo đồng hồ đi và cũng không nên cho con bú theo ý thích của mẹ. Nên cho bé bú theo đúng nhu cầu của bé, bởi nếu được bú theo nhu cầu, bé thường tăng cân một cách tự nhiên; đồng thời, giảm thiểu stress cho mẹ trong giai đoạn cho con bú.

4. Cho ăn trước khi bú

Không ít bà mẹ cho bé bú sữa công thức hoặc uống nước đường trước khi cho bé bú mẹ. Hệ lụy đầu tiên của việc này là bé sẽ không thích ăn sữa mẹ. Hệ lụy tiếp theo là người mẹ sẽ bị tổn thương về tinh thần, mang áp lực trong tâm lý bởi ý nghĩ mình không đủ sữa nên con mới chê không bú. Ngoài ra khi bị “ế”, sữa mẹ dễ bị chua, mất chất và thậm chí có thể ứ đọng mà gây ra viêm tuyến vú ở mẹ.

5. Cho bé uống nước

Sữa mẹ là nguồn chất lỏng duy nhất bé cần trong 6 tháng đầu. Bé bú mẹ không cần bổ sung nước hay thứ gì khác trong vòng 6 tháng đầu đời. Vì vậy, trong khoảng thời gian này, đừng sợ con khát mà cứ ép con uống nước. Bé uống càng nhiều nước thì càng dễ no, dẫn đến bú ít sữa mẹ. Sau 6 tháng, bé bước vào tuổi ăn dặm thì các mẹ có thể bổ sung nước và nguồn chất lỏng khác cho con.

6. Dễ dàng từ bỏ

Sữa mẹ vừa có tác dụng to lớn đối với sự phát triển của bé vừa là sợi dây bền chắc liên kết tình cảm giữa hai mẹ con, vậy mà nhiều bà mẹ lại dễ dàng từ bỏ việc cho con bú. Có thể khi mới bắt đầu cho bé bú, các mẹ sẽ gặp không ít khó khăn, nhưng điều này chưa chắc là do mẹ thiếu sữa mà có thể do vài nguyên nhân khách quan gây nên. Hãy tìm hiểu lý do bé từ chối sữa mẹ để khắc phục kịp thời.

7. Cho bú quá lâu

Thời gian bú mỗi bầu vú là khoảng 10 phút. Nếu cho bé bú quá lâu thì lượng protein trong sữa mẹ giảm dần trong khi lượng chất béo tăng cao dễ gây đau bụng đi ngoài cho bé. Chưa kể, bé sẽ hít vào khá nhiều không khí dễ gây ra đầy bụng, nôn trớ. Ngoài ra, bé ngậm ti mẹ quá lâu sẽ khiến phần da ở đầu ti dễ bị viêm nhiễm.

8. Chỉ tập trung bú một bên

Sữa mẹ đều có ở cả hai bên ngực, nếu chỉ vì thấy một bên sữa tiết nhiều hơn nên tập trung cho bé bú mà bỏ bê bên còn lại, dần dần sẽ khiến bầu ngực ấy bị mất sữa. Vì vậy, cách tốt nhất vẫn là mẹ cố gắng luân phiên cho bé bú ở cả hai bên ngực.

9. Cho bé bú khi đang tức giận

Khi mẹ tức giận trong cơ thể sẽ tiết ra một loại độc tố. Nếu bé thường xuyên bú loại sữa có chất độc hại này, các chức năng của một số cơ quan nội tạng quan trọng như: Tim, gan, thận, lá lách có thể bị ảnh hưởng khiến cho khả năng kháng bệnh của bé không tốt, chức năng tiêu hóa suy giảm, bé sẽ chậm phát triển.

+ Xem thêm:

NHỮNG ĐIỀU BÀ ĐẺ NÊN VÀ KHÔNG NÊN LÀM SAU SINH CON

TUYỆT CHIÊU ĐỂ ANH XÃ VẪN MÊ BẠN KHI MANG BẦU?


Nguồn bài viết: Theo: Bầu
Chia sẻ cảm nghĩ của bạn về bài viết này: